Hồ Gươm – nơi trải lòng với thiên nhiên

Hồ Gươm – lẵng hoa giữa lòng thành phố và được coi là hòn ngọc của Thủ đô. Khách du lịch Hà Nội nói chung và du lịch hồ Gươm nói riêng không chỉ ngắm vẻ đẹp đầy mê hoặc của hồ mà còn khám khá một quần thể các di tích lịch sử, văn hoá lớn.

 

Điều mà du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội là dạo quanh Hồ Gươm và đặc biệt là Cảnh quan quanh hồ: Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền Bà Kiệu, nhà hàng Thủy Tạ và tượng đài Lý Thái Tổ. Tất cả những thắng cảnh ấy không chỉ là những di tích lịch sử chứng kiến bao quá trình thăng trầm của mảnh đất ngàn năm văn hóa Thăng Long mà còn là cái hồn, là nét tâm linh được gìn giữ qua bao cuộc bể dâu của những con người Tràng An. Như câu ca:

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem Cầu Thê húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

 

Hồ Gươm lung linh trong nắng sớm hay

Hồ Gươm lung linh trong nắng sớm hay… – Ảnh: Diệp Dương

 

Đẹp huyền ảo về đêm khi nhìn từ trên cao

…Đẹp huyền ảo về đêm khi nhìn từ trên cao – Ảnh: Lam Tang

 

1. CẦU THÊ HÚC

 

Cầu Thê Húc được coi là một trong những biểu tượng của du lịch Hà Nội. Cầu nối từ bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp.

 

Cầu Thê Húc vào lúc sáng sớm hay

Cầu Thê Húc vào lúc sáng sớm hay… – Ảnh: Huy Trần

 

.Lúc chiều tà đều tấp nập khách tham quan

…Lúc chiều tà đều tấp nập khách tham quan – Ảnh:  Đạt Nguyễn Văn

 

Cầu được Thần Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là  “Ngưng tụ hào quang” hay “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Cầu được ví như như một chiếc lược son chải lên mái tóc xanh biếc của Hồ Gươm.

 

Cầu Thê Húc về đêm

Cầu Thê Húc về đêm – Ảnh: Hung le Van

 

2. THÁP RÙA

 

Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa

Ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp bút chưa mòn…

Đây đây Hà Nội phố cổ ngàn năm

 

Buổi sáng tại Tháp Rùa

Buổi sáng tại Tháp Rùa – Ảnh: fxhfh Eyrndj

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

 

Tháp Rùa được xây dựng trên một gò đất hình con rùa, giữa lòng Hồ Gươm, được người dân ví như là trái tim của thủ đô Hà Nội.

 

Khung cảnh lãng mạn nơi Tháp Rùa - Hà Nội

Khung cảnh lãng mạn nơi Tháp Rùa – Hà Nội – Ảnh: Khoi Tran Duc

 

Tháp được xây từ thời vua Lê Thánh Tông, tương truyền là Điếu Đài để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng thì chúa Trịnh Giang cho xây Tả vọng dinh trên đảo rùa làm chỗ vui chơi, hóng mát….

 

Tháp Rùa (Ngày Xửa Ngày Xưa)

Tháp Rùa (Ngày Xửa Ngày Xưa) – Ảnh: cụ Võ  An Ninh

 

Tháp Rùa được xây dựng theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng nhất rồi thu hẹp dần lên trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.

 

Cận cảnh Tháp Rùa

Cận cảnh Tháp Rùa – Ảnh: Jon Rawlinson

 

3. ĐỀN NGỌC SƠN

 

Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên đảo lớn (đảo Ngọc) nằm về phía Bắc của hồ Gươm Hà Nội.

 

Cổng Đắc nguyệt lâu của đền Ngọc Sơn

Cổng Đắc nguyệt lâu của đền Ngọc Sơn – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

 

Đền do một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh). Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo.

 

Tiền đường đền Ngọc Sơn

Tiền đường đền Ngọc Sơn – Ảnh: Casablanca1911

 

Đình Trấn Ba trong khuôn viên đền Ngọc Sơn.

Đình Trấn Ba trong khuôn viên đền Ngọc Sơn. – Ảnh: Joerg Reichel

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Ngoài ra, gần đền còn có Tháp Bút và Đài Nghiên.

 

4. THÁP BÚT

 

Được xây dựng bởi nhà nho Nguyễn Văn Siêu vào năm 1865 trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn) cũ, hướng Đông Bắc hồ Gươm. Tháp Bút là một tháp đá gồm năm tầng, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.

 

Tháp Bút

Tháp Bút – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

 

5. ĐÀI NGHIÊN

 

Đài Nghiên được xây dựng vào năm 1865, hướng Đông Bắc hồ Gươm, là phần không thể thiếu của Tháp Bút. Đài Nghiên là một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, bên dưới chân đế là ba con ếch. Trên thân nghiên khắc một bài Minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học, gồm 64 chữ Hán. Người đời sau ca ngợi là: “Nhất đài Phương Đình bút”.

 

Đài Nghiên

Đài Nghiên – Ảnh: NGUYỄN TẤN VINH

 

Mặt khác xung quanh hồ Gươm còn có các danh lam thắng cảnh khác như:

 

Nhà hàng thủy tạ

Nhà hàng thủy tạ – Ảnh: Alex_Leo

 

Tượng đài vua Lý Thái Tổ gần hồ

Tượng đài vua Lý Thái Tổ gần hồ – Ảnh: Bùi Thế Tâm

 

Đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu – Ảnh: Sưu tầm

 

Hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội không chỉ đối với khách du lịch quốc tế mà còn của người dân địa phương. Hồ còn có vai trò quan trọng đối với người dân Hà Nội trong nhiều khía cạnh.

 

Đền Bà Kiệu

Là điểm xem bắn pháo hoa đêm giao thừa – Ảnh: Andy Vu

 

Cũng là nơi tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Cũng là nơi tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội – Ảnh: 117 Imagery

 

Hay là điểm chụp hình cưới

Hay là điểm chụp hình cưới – Ảnh: Phu NT

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Hoặc chỉ đơn giản là điểm tập dưỡng sinh buổi sáng

Hoặc chỉ đơn giản là điểm tập dưỡng sinh buổi sáng – Ảnh: Rùa Đẹp

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Bên cạnh đó hồ Gươm là một điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch vì sự hài hòa giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người. Du lịch hồ Hoàn Kiếm tại bất kỳ thời gian của năm, du khách đều có thể trải nghiệm vẻ đẹp thanh bình ở một thành phố sôi động và đông đúc của Việt Nam.

 

Nguyễn Minh Hoàng – Kinhnghiemditour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.