Nhắc về Hà Nội người ta nhớ ngay tới hồ Gươm, nhắc tới Bắc Kạn người ta nghĩ tới hồ Ba Bể, nhắc tới Đà Lạt người ta không khỏi nguôi ngoai nỗi nhớ Xuân Hương… Còn nhắc về Sài Gòn, người ta nhớ gì? Nhớ tới Hồ Con Rùa chứ còn nhớ tới gì nữa. Cái tên nghe mộc mạc, ngồ ngộ ấy thế mà từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố. Hồ Con Rùa giữa trung tâm Sài Gòn không chỉ là nét riêng của thành phố hào hoa mà còn là trấn yểm của vùng đất, giữ cho Sài Gòn cái vẻ bình yên, tấp nập hôm nay.
Hồ Con Rùa – biểu tượng của Sài Gòn. -Ảnh: Thiện Lý
Hồ Con Rùa nằm ở khu trung tâm của thành phố, trong lòng Quận 1, nối ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Hồ Con Rùa là cái tên quen thuộc mà mọi người vẫn thường gọi. Người ta gọi nhiều đến độ quên cả tên thật của nó là Công trường Quốc tế. Cái tên Con Rùa gợi nên cái sự thân thương đối với người Sài Gòn và cái lạ lẫm, thích thú với người phương xa, khách lạ.
Hồ nước nối liền những con đường của Sài Gòn. -Ảnh: Hoang Tran Nghi
Nét đặc trưng Sài Gòn. -Ảnh: viet thanh dang
Không chỉ là một địa điểm vui chơi quen thuộc của người dân thành phố, một khu vực ẩm thực hoạt động từ sáng sớm tới khuya khoắt. Hồ Con Rùa còn là nơi trấn yểm của Sài Gòn.
Hồ là nơi vui chơi của nhiều người trong thành phố. -Ảnh: Jos van der Heiden
Nhưng quan trọng hơn, nó là trấn yểm của Sài Gòn. -Ảnh: Darkman67””””””””s Photos
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh
Có rất nhiều giai thoại về hồ Con Rùa được người ta nhắc tới. Ngay chính cái hình dáng quen thuộc mà mọi người thường thấy nơi đây là hồ phun nước hình bát giác, con rùa đội bia trước khi bị phá hủy vào năm 1976 và trụ đứng vươn lên trời xanh ở giữa hồ chính là biểu tượng của bát quái đồ, dùng để trấn yểm đuôi rồng. Nó biểu trưng cho hình ảnh Rùa đóng chiếc đại đinh xuống để yểm lên đuôi Rồng.
Tượng Rùa đội bia đá khi chưa bị phá hủy. -Ảnh: Wayne Trucke
Chuyện trấn yểm này liên quan đến giai thoại về tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Câu chuyện về kể về việc vị tổng thống này mời thầy địa lý từ Hồng Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Vị thầy địa lý cho hay, Dinh Độc Lập được xây dựng trên long mạch, ngay lại vị trí đầu rồng. Và đuôi của con rồng này thì lại ở vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Muốn có sự nghiệp yên ổn, bền vững thì phải trấm yểm cả đuôi rồng bằng cách xử dụng một con Rùa lớn.
Biểu tượng cho chiếc đinh lớn đóng vào đuôi Rồng. –Nguồn ảnh: manhhai
Hồ Con Rùa ra đời theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ với 4 đường đi bộ xoắn ốc. Các đường đi bộ này đều hướng tới trung tâm là đài tưởng niệm và tượng con rùa đội bia đá ở giữa. Cột cao ở trung tâm xem như chiếc đinh đóng vào đuôi Rồn, ghim chặt nó lại, không cho nó quẫy đuôi, để sự nghiệp phát triển, ổn định.
Từ xa nhìn lại hồ Con Rùa. -Ảnh: Chip Seiple
Tượng Rùa đội bia đá khiến cho hồ có tên là Con Rùa theo cách gọi dân gian. Dù bị một vụ nổ phá hủy lâu rồi nhưng người ta cũng đã quen gọi, không muốn đổi nữa. Tượng không còn khiến nhiều người chưa nghe kể chuyện băn khoăn trong lòng. Không biết tại sao hồ ấy lại có tên là hồ Con Rùa? Phải chăng trong hồ nuôi rất nhiều Rùa ? Bao nhiều câu hỏi đặt ra là bấy nhiều sự quan tâm người đời dành cho một mảnh thành phố ấy.
Hồ nước và những câu chuyện đầy ám ảnh, dư âm. -Ảnh: lets.book
Chuyện về hồ Con Rùa còn nhiều giai thoại lắm. Nhưng lưu truyền phổ biển hơn một chút thì còn một mẩu nhỏ liên quan đến Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập được thiết kế với ý tưởng lất núi giả trong Thảo Cầm Viên để làm bình phong, lấy sông Thị Nghè làm lưu thủy tạo nên thế Long chầu, Hổ Phục. Tuy nhiên, khi người Pháp biết ý định này, liền xây nhà thờ Đức Bà ở ngay bên phải của Dinh với ý đồ phá long mạch của Dinh. Để đối phó lại với ý đồ của Pháp, ta cho xây thêm hồ con Rùa phá thủy, để nước phun lên. Chuyện về hồ Con Rùa lí giải theo cách nào thì cũng liên quan nhiều đến phong thủy, âm dương ngũ hành. Không đơn thuần là câu chuyện về cái hồ nổi tiếng trong lòng thành phố.
Nước phun lên ở lòng hồ. -Ảnh: remittance girl
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh
Một điều đặc biệt khác của hồ Con Rùa mà ít người để ý tới. Đó là cái vị trí thẳng trục với nhà thờ Đức Bà của hồ và vuông góc với chùa Khải Tường trên trục thẳng với Dinh Độc Lập. Bốn công trình nổi tiếng đều ẩn chứa đằng sau những bí ẩn liên quan đến long mạch của Sài Gòn. Chuyện đời trước dư âm để lại đời sau với những giai thoại li kì, bí ẩn.
Hồ Con Rùa, nơi chất chứa những chuyện li kì của thành phố. -Ảnh: huycan123456
Với nhiều người Sài Gòn, sống ở Sài Gòn, đến hồ Con Rùa mỗi ngày, câu chuyện trấn yểm chưa hẳn ai cũng lưu tâm. Nhưng có lẽ cũng không sao. Chuyện kể thêm để biết. Với hồ Con Rùa, sự yêu quý và thân quen của mọi người dành cho nơi đây đã là một món quà to lớn. Đi đâu người ta nhớ, đến người ta mong gặp gỡ.
Hồ Con Rùa – góc thảnh thơi của thành phố. -Ảnh: Hoang Tran Nghi
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quận 1
Biểu tượng của Sài Gòn. Ảnh: Andree Nguyễn
Sự thân thuộc của Sài Gòn. -Ảnh: anhliem
Hồ Con Rùa, chuyện trấn yểm, hay chuyện về những bình yên Sài Gòn. -Ảnh: VnExpress
Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh
Ấn tượng về một vùng đất là những ấn tượng bắt nguồn từ những điểm rất nhỏ nhắn, thú vị, dễ thương. Hồ Con Rùa bé nhỏ giữa bộn rộn Sài Gòn. Không biết câu chuyện trấn yểm đúng bao nhiêu phần, nhưng cái sự bình yên người Sài Gòn tìm được ở nơi đây là điều không cần bàn cãi. Chiều nhẹ trôi, giữa phố phường tấp nập. Dừng lại bình yên, ngắm nhìn vội vã.
Iki Oleo – Kinhnghiemditour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..
Leave a Reply
View Comments