Hải đăng Hòn Dấu

Hòn Dấu là một trong những ngọn hải đăng hơn 100 tuổi nhưng dường như nó vẫn rất “đúng mốt”. Dường như ở đây chỉ có những cây đại già trổ hoa mỗi mùa là có dấu ấn của thời gian mà thôi.

 

Hòn Dấu nằm ngay Đồ Sơn, từ bến Nghiêng (bãi 3) ra đảo chỉ mất khoảng 15 phút đi tàu, 60.000 đồng/người vé khứ hồi.

 

Hiện nay trên đảo Dáu, ngoài trạm hải đăng, còn có 1 đồn Biên phòng, trạm Khí tượng, 1 ngôi đền, và 2 hộ dân chài.

  

hải đăng hòn dấu
Hỉnh ảnh phía trước hải đăng

 

Một trong những ngọn hải đăng hơn 100 tuổi nhưng dường như nó vẫn rất hiện đại

 

“Ba-lô, túi xách cố mà đeo

Lên tới chân đèn thở hổn hển

Gió mát hoa tươi sẽ đáp đền”.

 

hải đăng hòn dấu

Khách tham quan hải đang thường xuyên

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hải Phòng

 

Đó chỉ là một trong nhiều bài thơ được viết ở các tấm biển trên đường lên hải đăng Hòn Dấu ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Lời mời gọi thân tình này làm những đôi chân đã có phần mệt mỏi gắng sức kiên trì leo đến nơi cao nhất của đảo. Nhưng chưa cần “lên tới chân đèn” khách bộ hành vẫn cảm nhận được gió mát và hoa tươi trong khu rừng nguyên sinh nơi đây. Đó đúng là một không gian khác biệt và xa lạ với cái nắng chói chang ngoài đảo. Đi xuyên qua rừng, trên con đường lát đá tự nhiên, người ta ngạc nhiên tại sao một điểm du lịch quen thuộc như vậy mà vẫn giữ được vẻ hoang sơ đến mức ấy. Nào là thông, phi lao, nào là si, là đa rễ rủ dài như bức rèm bí mật. Chả thế mà ngày xưa trong khu rừng này còn có khỉ thoải mái leo trèo, trêu đùa khách lên thăm hải đăng. Yên tĩnh và mát mẻ, trong lành và sảng khoái, đó là những gì khu rừng già này mang lại.

 

hải đăng hòn dấuKiến trúc đơn giản nhưng rất đẹp

 

Hải đăng Hòn Dấu nằm trên đảo Hòn Dấu thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Cách đất liền chỉ 1km với khoảng mười phút đi thuyền, khách du lịch đã đến với ngọn hải đăng đầu tiên được người Pháp xây dựng ở nước ta. Được đưa vào hoạt động chính thức từ năm 1984, “mắt ngọc”của Tổ quốc có chiều cao 22,7 mét (tính đến nền móng công trình) và chiều rộng trung bình năm mét. Đây là ngọn đèn biển độc lập có nhiệm vụ báo vị trí đảo Dấu, giúp tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Hải Phòng và định hướng ra vào cảng Hải Phòng. Được thiết kế để chiếu sáng trong phạm vi 22 hải lý, ánh sáng trắng và chớp đèn theo chu kỳ 15 giây, hải đăng này đã từng là điểm sáng dẫn đường cho những chuyến tàu không số.

 

hải đăng hòn dấuMột góc bên trong 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Đến thăm hải đăng Hòn Dấu, du khách được khám phá những điều kỳ thú riêng. Gió thổi lồng lộng dù nắng vẫn chiếu qua tán lá, ấy là lúc ta bước chân lên tới “chân đèn”. Ngọn đèn biển này không có kiến trúc đặc biệt, cũng không cao đủ để đạt tới một kỷ lục của Việt Nam, nhưng ở đây có những thứ mà không nhiều ngọn hải đăng khác có. Đó là phòng truyền thống với hàng chục cây đèn biển các loại, là hệ thống hầm ngầm trên đảo trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mỹ, là dấu tích của đường ray hạ thủy những con tàu không số. Tất cả đều là minh chứng cho một thời oanh liệt của các công nhân giữ đèn, thắp đèn nơi đây. Đó là những gì còn lại của một thời “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”. Năm 1964, hải quân và không quân Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, cán bộ, công nhân Ty Bảo đảm hàng hải đã xây dựng hệ thống hầm ngầm trên đảo. Hải đăng Hòn Dấu cùng với hải đăng Long Châu đã góp phần bảo đảm an toàn cho tàu của các nước xã hội chủ nghĩa chở hàng vào cảng Hải Phòng và cảng Hòn Gai. Việc trợ chuyển này phục vụ cho đoàn tàu không số tiếp viện cho đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng thống nhất đất nước.

 

hải đăng hòn dấuHải đăng cao đẹp giữa biển

Xem thêm: Các tour giá tốt ở Hải Phòng

 

Bước chân trần trên những bậc cầu thang gỗ bóng nhoáng, du khách dần cảm nhận được làn gió biển đặc trưng trên những ngọn hải đăng. Đó là những đợt gió lộng, trong lành như ở giữa rừng thông và mang vị mặn từ biển. Từ đây nhìn xuống thấy Hòn Dấu đúng là một hòn đảo xanh. Màu xanh của biển hòa với sắc xanh của trời và tan ra trong cái xanh rậm rì của cây cối, của cỏ hoa. Người Đồ Sơn yêu hòn đảo này và cũng xem trọng nơi đây như một cõi thiêng nên không ai dám lên đảo chặt cây bẻ cành. Họ chăm sóc đảo và tự hào về mảnh rừng bồng bềnh trên sóng biển của mình. Ở dưới bãi cỏ kia còn trưng bày những quả ngư lôi mà quân giặc thả về hướng đảo. Hằng ngày các em nhỏ vẫn trèo lên đó chơi, thích thú vui đùa với một mảnh của chiến tranh trong quá khứ. Các em đâu biết chính những quả ngư lôi này và cả hàng trăm mảnh bom khác đã từng được thả xuống nơi đây chỉ để dập tắt ánh đèn biển, dập tắt niềm tin và hy vọng của các chuyến tàu không số. Ánh sáng hải đăng Hòn Dấu là ánh sáng được thắp lên bằng trái tim và sự hy sinh của công nhân, chiến sĩ trên đảo.

 

Trên hành trình đến với hải đăng Hòn Dấu, những ai ưa khám phá còn được thăm bến Nghiêng, nơi những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng vào ngày 15-5-1955, hay tận mắt nhìn cột mốc đánh dấu độ cao gốc quốc gia. Bên cạnh đó, ghềnh đá trên đảo cùng dải cát dài gần đảo cũng là địa điểm câu cá biển được dân câu cá rỉ tai nhau mỗi ngày nước ròng. Với những người tò mò và yêu biển thì ngủ một đêm trên hải đăng Hòn Dấu, nghe những công nhân gác đèn kể chuyện và thả mình theo tiếng sóng biển du dương, tiếng gió thổi vội vã sẽ là kỷ niệm không thể phai mờ. Một ngày ở Hòn Dấu, một ngày trở về với lịch sử hào hùng, thiên nhiên tươi đẹp và tấm lòng mặn nồng của người vùng biển.

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.