
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer Bảy Núi – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang


Khám phá nghề dệt thổ cẩm – Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang
Dệt thổ cẩm Văn Giáo là nghề lao động nhẹ nhàng, phụ nữ trung niên hay lớn tuổi đều làm được, chủ yếu là dệt tại nhà nên có thể tranh thủ vừa làm nghề, vừa làm ruộng, trông nhà, dạy dỗ con cháu. Hiện nay, Hợp tác xã đã thu hút 70 hộ với 143 xã viên. Các hộ làm nghề chủ yếu lấy công làm lãi, nên giá bán không cao, từ 200.000 đồng đến trên 3 triệu đồng/sản phẩm tùy loại, trừ chi phí bình quân thu nhập của mỗi xã viên khoảng 2 triệu đồng/tháng, bổ sung thêm cho nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, giúp phụ nữ Khmer xã biên giới Văn Giáo có việc làm ổn định, thoát nghèo và giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bạn hãy đến và học hỏi – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch giá tốt tại An Giang
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khơ me vùng Bảy Núi là nghề lao động nhẹ nhàng và hiện rất thuận lợi vì đang được “ăn theo” mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Tỉnh cũng phát triển mô hình du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư trên địa bàn xã nên thu hút được du khách, khách hàng đến với làng dệt. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được bán ký gửi tại Bảo tàng Dân tộc học, các nhà hàng, khách sạn khu du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang… và vươn ra thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Đức và Campuchia. Hiện nay, HTX dệt thổ cẩm Văn Giáo thu hút 136 xã viên có thu nhập từ 700.000 đồng đến trên 1 triệu đồng/người/tháng, góp thêm cho nguồn thu nhập và giúp phụ nữ Khơ me xã biên giới Văn Giáo thoát nghèo, có việc làm ổn định. Thông qua việc làm của mình, xã viên HTX dệt thổ cẩm Văn Giáo đã góp phần giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc Khơ me.
Leave a Reply
View Comments