Xem thêm: Tour du lịch giá tốt tại Hà Nội
Đường Lâm là ngôi làng thuần Việt duy nhất còn sót lại ở Việt Nam mà hầu như chưa bị tốc độ đô thị hóa làm thay đổi nhiều, mang một vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết như thuở ban đầu. Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng thuộc thị xã Sơn Tây-Hà Nội.
Một vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết như thuở ban đầu
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội
Hầu hết các công trình kiến trúc nhà ở đều được làm bằng đá ong, cũng giống như bao làng quê Việt khác, bước chân đầu tiên gặp phải khi vô làng là chiếc cổng làng với kiến trúc có gác ở trên có những mái vòm cuốn tò vò, cổng làng Đường Lâm nằm cạnh một cái ao và bên cạnh là cây đa đã vài trăm năm tuổi. Qua cổng làng là con đường chính dẫn vào làng, kiến trúc nổi bậc nhất bề thế là đình làng Mông Phụ.
Tường được xây bằng đá gạch ong
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Về nhà cổ ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống, có nhiều ngôi nhà được xây dựng cách đây vài trăm năm, đặc trưng của nhà truyền thống ở đây là tất cả đều được xây bằng đá ong, nhà được xây dựng liền kề nhau, có những ngõ nhỏ làm lối đi chung.
Có 8 di tích lịch sử-văn hóa quan trọng nhất là đình Mông Phụ xây dựng năm 1684 (đời vua Lê Hy Tông), hiện còn lưu giữ hai khánh đồng và khánh đá đời Minh Mạng 12 (1831). Đình được xây bằng gỗ liêm, chạm trổ nhiều hoành phi câu đối, vua Quang Trung đã tặng một bức trướng cho làng với dòng chữ “dũng cảm khả tượng’ nhằm ca ngợi lòng dũng cảm của dân làng, hai bên vách 4 góc đắp nổi hình rồng.
Làng có rất nhiều ngõ
Một di tích quan trọng khác là chùa Mía (Sùng Nghiêm tự). Năm 1632 một phi tần của Chúa Trịnh Tráng khuyến mộ dân làng xây dựng bà cũng là người khai mở nghề ép mía làm đường cho dân làng, cho nên chùa có tên dân gian là chùa Mía, là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam với khoảng 27 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ va 174 tượng đất sét, chùa được xây theo kiểu nội công, ngoại quốc, dọc hành lang chùa có các tượng La Hán, tượng được trạm trỗ rất công phu, tỷ mỹ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Ngoài ra còn có Lăng vua Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng…
Một di tích quan trọng khác là chùa Mía
Ở đây có nhiều nghề truyền thống như làm tương, đậu phụ, làm bánh nếp, bánh tẻ, nhưng quan trọng nhất vẫn là nghề ép mía, làm kẹo kéo. Cũng như nhiều làng quê khác với tốc độ đô thị hóa đã làm suy mòn nhiều giá trị văn hóa dân tộc và Đường Lâm cũng không là ngoại lệ, tuy nhiên tin rằng khi đất và người Đường Lâm vẫn còn tình yêu, niềm tự hào lòng trân trọng thì những giá trị văn hóa đó sẽ còn mãi được bảo tồn.
Leave a Reply
View Comments