Thư viện và nhà hát kịch Haskell Free là tòa nhà nằm giữa Mỹ và Canada, với vị trí độc đáo như vậy đã thu hút sự chú ý của người dân hai nước cũng như khách du lịch quốc tế.
Toà nhà được xây dựng từ thế kỷ 20 do ông Carlos Haskell (là người Mỹ) và phu nhân là Martha Steward Haskell người Canada dành tặng cho công dân hai nước. Sau khi hoàn thành, công trình như một thư viện công cộng phục vụ người dân, kiến trúc Queen Anne Revival hoài cổ là điểm nhấn của tòa nhà nằm trên đường biên giới hai nước Bắc Mỹ nổi tiếng này.
Những điều thú vị về tòa nhà nằm giữa Mỹ và Canada
Haskell Free có 2 địa chỉ
Nếu ở đất Mỹ, địa chỉ dẫn tới thư viện và nhà hát kịch Haskell là số 93, đường Caswell, Derby Line, Vermont thì ở Canada là số 1, đường Church, Stanstead, Quebec. Tuy có tới 2 địa chỉ ở 2 quốc gia láng giềng nhưng chúng đều dẫn đến tòa nhà nằm giữa Mỹ và Canada.
Dù vậy, cửa chính của thư viện và nhà hát kịch Haskell lại nằm ở địa phận nước Mỹ, bên phía Canada cũng có cửa thoát hiểm nhưng luôn đóng cửa. Thực tế người dân muốn vào tham quan nhà hát kịch đều đi vào bằng cửa chính nằm trên địa phận nước Mỹ. Người dân Canada cũng bước vào tòa nhà từ cánh cửa này mà không gặp phải vấn đề gì, miễn rằng họ sẽ không đi sâu vào phần địa phận nước Mỹ phía bên ngoài tòa nhà.
Ngay bên ngoài, những đường vôi kẻ trắng chính là ranh giới đánh dấu địa phận giữa hai nước Mỹ và Canada.
Thư viện Haskell biến đường biến giới Mỹ và Canada thân thiện hơn
Chính nhờ sự xuất hiện của tòa nhà mà đường biên giới tại khu vực thị trấn Derby Line (Mỹ) và Stanstead (Canada) bình yên, đẹp mắt hơn. Thay vì những bước tường cao chót vót lạnh lẽo hay những hàng rào thép gai lởm chởm thì mọi thứ ở biến giới tại đây trở nên rất dễ chịu.
Cả công dân hai nước đều có quyền bình đẳng để bước vào tòa nhà nằm giữa Mỹ và Canada, và khi bước vào trong những người Mỹ có thể ngồi hàng giờ đọc sách trên phần đất của Canada và ngược lại. Ngày nay thư viện và nhà hát Haskell không chỉ phục vụ cho người dân hai nước mà còn là điểm tham quan của du khách quốc tế.
Với những người Mỹ có người thân ở Canada họ muốn gặp gỡ có thể hẹn nhau tớ Haskell và trò chuyện hàng giờ mà không phải trải qua những thủ tục nhập cảnh rắc rối.
Tòa nhà nổi tiếng trên khắp thế giới bởi nó tạo nên một đường biên giới thú vị của hai cường quốc của Bắc Mỹ nói chung và thế giới nói riêng. Dù vậy bên ngoài tòa nhà Haskell nhân viên an ninh luôn luôn xuất hiện canh giữ và đề cao cảnh giác, chính vì vậy khách du lịch đến Mỹ hay Canada cần thận trọng trong cách cư xử và hành động của mình.
Bên trong Haskell có gì?
Tòa nhà được xây dựng bằng đá với tông màu trầm trang trọng, bên trong nội thất khá đơn giản, khác hẳn những công trình được trang hoàng lộng lẫy khác ở Mỹ.
Ngay bên trong tòa nhà cũng có những đường kẻ màu đen vạch ngăn chỉ rõ ranh giới giữa hai nước. Những chiếc bàn, ghế gỗ được bố trí sắp xếp trong phòng đọc sách, cửa sổ của tòa nhà cũng khá đơn giản tạo nên cảm giác thoải mái cho những người đang chăm chú đọc sách.
Khu vực nhà hát kịch trên tầng 2, ghế gỗ được xếp theo hàng lối hướng lên phía sân khấu, ghế màu nâu khá đồng điệu với sàn nhà. Phía trên mái vòm, được điêu khắc khá tỉ mỉ và tinh tế toát lên sự cổ kính của tòa nhà nằm giữa Mỹ và Canada.
Người dân hai nước vẫn đùa rằng Haskell là thư viện duy nhất không có sách và cũng là nhà hát kịch duy nhất trên thế giới không có sân khấu biểu diễn. Ngày nay du khách đến Haskell chủ yếu là để tham quan, check in chụp hình thay vì đọc sách bởi vị trí địa lý độc đáo của nó.
Thứ 3 tới thứ 6 hàng tuần tòa nhà sẽ mở cửa từ 9h -17h, vào thứ 7 thư viện Haskell sẽ đóng cửa từ 14h và chủ nhật đóng cửa cả ngày. Toàn bộ du khách tới tham quan đều không bị thu phí, và nếu muốn thuê tour để có hướng dẫn viên thì chi phí là 10 USD cho đối với người lớn, miễn phí cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Du khách cần chú ý, bạn sẽ phải tuân thủ cả pháp luật hai nước khi bước vào tòa nhà nằm giữa Mỹ và Canada. Ngoài ra không được mang bất cứ đồ ăn thức uống, hay những thực phẩm, trao đổi hàng hóa bên trong thư viện Haskell.
Thực tế thì không chỉ có tòa nhà đặc biệt này, cư dân hai thị trấn biên giới đều dùng chung khá nhiều dịch vụ như có một bưu điện nằm ở đại lộ Canusa mà người dân Mỹ và Canada đều có thể sử dụng với 2 quầy giao dịch để phục vụ công dân mỗi nước.
Các dịch vụ y tế, cấp thoát nước cũng được công dân hai nước cùng khai thác và sử dụng trên tinh thần đoàn kết và tuân thủ pháp luật.
Nếu muốn du lịch tới một vùng biên giới thân thiện nhất của Canada và Mỹ chắc chắn du khách có thể lựa chọn đến thị trấn Derby Line của Mỹ hoặc nửa kia ở thị trấn Stanstead (Canada) và tham quan tòa nhà Haskell nổi tiếng.
Leave a Reply
View Comments