Tiền là thứ mà con người sử dụng hàng ngày, bạn thử tưởng tượng xem nếu không có tiền thì cuộc sống sẽ hỗn độn biết mấy. Mặc dù chạm tay hàng ngày nhưng ít ai thường “để ý” đến những họa tiết và địa danh ngoài những con số được in trên tiền. Sau đây, Kinhnghiemditour.vn sẽ đưa bạn đi du lịch vòng quanh đất nước Việt Nam xinh đẹp qua những địa danh được in trên tờ tiền.
Xin mời các bạn theo dõi để khám phá một Việt Nam tuyệt đẹp và đầy màu sắc nhé!
1. CHÙA PHỔ MINH IN TRÊN TỜ 100 ĐỒNG
Tờ 100 đồng tiền giấy – Ảnh: Kinhnghiemditour.vn
Chùa Phổ Minh – hình ảnh được in trên tờ 100 đồng – Ảnh: Sưu tầm
Hiện nay tờ 100 đồng ít được lưu hành trên thị trường nữa vì mệnh giá quá nhỏ và chúng ta hiếm có thế nhìn thấy được. Mặt sau của tờ 100 đồng được in hình của chùa Phổ Minh ở Nam Định. Chùa Phổ Minh đã được trùng tu nhiều lần và được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Toàn cảnh chùa Phổ Minh khi nhìn từ cánh đồng lúa chín – Ảnh: Internet
Chùa Phổ Minh hay còn được gọi là chùa Tháp ở huyện Lộc Vượng, một tỉnh ngoại thành của tỉnh Nam Định. Ngôi chùa này rất nổi tiếng và có bề dầy lịch sử, được xây dựng từ thời Lý. Sau đó, vào khoảng năm 1262 vua Trần Thái Tông đã cho tu sửa, mở rộng hơn và xây dựng nên tháp Phổ Minh.
Tháp Phổ Minh là di tích nổi tiếng nhất, đây chính là ngọn tháp ở phía mặt sau của tờ 100 đồng, được thiết kế theo lối kiến trúc nhà Trần. Tháp cao khoảng 17 m, có đến 14 tầng, cửa bằng gỗ lim và là nơi tụng kinh niệm phật của các quan lại thời Trần. Chùa đã từng sở hữu một báu vật đó là chiếc vạc lớn nhất, là một trong An Nam tứ khí.
Cận cảnh hình tháp nổi tiếng được tin trên tờ tiền 100 đồng – Ảnh: phatgiao.org.vn
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Nam Định
2. CẢNG HẢI PHÒNG IN TRÊN TỜ 500 ĐỒNG
Mặt sau của tờ tiền có mệnh giá 500 đồng – Ảnh: Internet
Hình ảnh mặt sau của tờ tiền 500 đồng là những đoàn tàu đang bốc dỡ hàng ở cảng Hải Phòng – Ảnh: baohaiphong.com
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Nam Định
Ở Miền Bắc không ai là không biết đến cảng Hải Phòng, đặc biệt là những nhà doanh nghiệp buôn bán vận chuyển hàng hóa theo đường biển thì nhất định phải cập bến ở cảng biển này. Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển lớn thứ 2 nước ta chỉ xếp sau cảng Sài Gòn. Cảng Hải Phòng nằm giữa hai huyện Hồng Bàng và Ngô Quyền của thành phố hoa phượng đỏ.
Hình ảnh bốc dỡ những container hàng hóa trên cảng Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm
Được xây dựng vào những năm 1874 bởi các kiến trúc sư người Pháp. Ban đầu cảng được xây dựng với mục đích là tiếp viện quân cho quân sự Pháp. Tuy nhiên, sau này qua quá trình phát triển, cảng mở rộng và là thương cảng quan trọng nối liền giữa Vân Nam của Trung Quốc để tiện giao thông.
Cảng Hải Phòng luôn đông đúc tàu bè – Ảnh: Hải Phòng Photo
Ở Hải Phòng, ngoài bến cảng nói trên thì cũng có nhiều bến cảng nhỏ và vừa khác nữa của các công ty khác nhau mở ra nhằm mục đích khác nhau.
Hải Phòng phồn hoa trong ống kính quốc tế từ thập niên 1930
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hải Phòng
2. NHÀ MÁY DỆT NAM ĐỊNH IN TRÊN TỜ 2.000 ĐỒNG
Mặt sau của tờ tiền 2.000đ (hai nghìn đồng) được in hình ảnh của nhà máy dệt Nam Định. Chúng ta tiêu tờ tiền với mệnh giá nhỏ này hằng ngày nhưng trong chúng ta có ai thường thắc mắc về hình ảnh nhà máy dệt này có gì đặc biệt để được in lên quốc tệ này? Sau đây là một số thông tin giúp bạn có thể thỏa mãn trí tò mò.
Tờ 2000 đồng – Ảnh: Kinhnghiemditour.vn
Nhà máy dệt Nam Định – Ảnh: Facebook
Nhà máy dệt ở Nam Định từng là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Trong đó, khu chỉ huy của nhà máy dệt là chính là trụ sở chỉ huy, là đầu não cho những hoạt động tình báo, truyền tin của cả nhà máy dệt trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hiện nay, khu chỉ huy đã bị tàn phá nhiều và chỉ còn sót lại một phần nhỏ nằm ở phường Cửa Bắc của thành phố Nam Định.
Nhà máy dệt Nam Định xưa… – Ảnh: kienthuc.net.vn
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, khu nhà máy dệt là một điểm sáng về tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất. Không những giỏi đánh giặc mà song song còn tăng gia sản xuất, hậu phương vững mạnh để tiếp tế cho tiền tuyến. Nhà máy dệt đã là tiền đề để cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh và đây cũng là một di tích lịch sử có giá trị giáo dục cao cho con cháu đời sau tự hào về những gì cha ông đã trải qua.
.. và nay – Ảnh: ecchue.gov.vn
4. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ AN IN TRÊN TỜ 5.000 ĐỒNG
Mặt sau của tờ 5.000đ được in hình ảnh của nhà máy thủy điện Trị An. Nhà máy thủy điện Trị An nằm ở bên hồ Trị An, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai được xây dựng bởi vốn đầu tư của Liên Xô từ những năm 1984 và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1991.
Tờ 5000 đồng – Ảnh: Kinhnghiemditour.vn
Toàn cảnh nhà máy thủy điện Trị An – Ảnh: Kimkilinh
Nhà máy thủy điện Trị An cung cấp với công suất khá lớn, cung cấp lượng điện cho cả nước tiêu thụ vào khoảng 1,7 tỉ KWh hàng năm
Nhà máy thủy điện Trị An mùa xả lũ – Ảnh: panoramio.com
Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai để trữ nước từ sông và là nguồn dự trữ, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Đây cũng là một điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn khám phá thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình cùng sông nước và mây trời cũng như bạn có thể thưởng thức món cá lăng nổi tiếng khi ghé thăm nơi đây.
Vẻ đẹp nao lòng của hồ Trị An trong buổi bình minh – Ảnh: Flickr.com
Hoàng hôn tắt dần – ảnh được chụp vào lúc 6 giờ chiều bên bờ sông Trị An – Ảnh: Flickr.vn
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Đồng Nai
5. HÌNH ẢNH BẾN NHÀ RỒNG ĐƯỢC IN TRÊN TỜ 50.000 ĐỒNG
Tờ tiền giấy có mệnh giá 50.000 đồng – Ảnh: news.zing.vn
Hình ảnh bến nhà Rồng được in trên tờ 50.000 đồng – Ảnh: vovworld.vn
Bến Nhà Rồng trong ánh chiều tà – Ảnh: Andy Le
Ngày 5/6/1911, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Chàng trai trẻ kiệt xuất mang trong mình niềm nhiệt huyết mãnh liệt nhưng không thể ngờ được rằng bến cảng chàng ra đi hàng chục, hàng trăm năm sau đã trở thành một địa danh lịch sử, niềm tự hào của dân tộc.
Toàn cảnh khuôn viên Bến Nhà Rồng – Ảnh: Internet
Tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn trên con đường mang tên nhà anh hùng dân tộc vỹ đại Nguyễn Tất Thành của đất nước, bến Nhà Rồng là một thương cảng lớn của Sài Gòn vào những năm của thế kỷ XVIII. Đây là một công trình có kiến trúc được thiết kế độc đáo bởi những nhà kiến trúc tài ba người Pháp. Tuy nhiên, trong kiến trúc này vẫn được mang một phần kiến trúc thuần Việt với hình ảnh nóc nhà có 2 con rồng cùng châu đầu vào một hình trăng non, biểu tượng của “lưỡng long cầu nguyệt” – một hình ảnh hết sức thân thuộc trong kiến trúc đình, đền, chùa của nước ta. Cũng bởi hình ảnh mang tính truyền thống đó mà bến cảng này được gọi là Bến Nhà Rồng, để nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ tới nguồn cội mình là “con rồng cháu tiên”.
Bến Nhà Rồng và cầu Khánh Hội lung linh trong ánh đèn đêm – Ảnh: Sóc Mập
Hiện nay, công trình bến Nhà Rồng hay còn được biết đến là bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tu tạo và sửa chữa nhiều nhằm mục đích là điểm đến cho khách du lịch tham quan. Hàng năm, địa điểm này thu hút đến hơn 20 triệu lượt khách cả trong nước lẫn nước ngoài ghé thăm. Ngoài ra, ở nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật, thông tin về bác Hồ vĩ đại có giá trị lịch sử cao.
Một số hình ảnh trong bảo tàng Hồ Chí Minh – Ảnh: Internet
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Những đồng tiền giấy, có những loại tiền đang vẫn còn được lưu hành nhưng cũng có những tờ đã được nhà nước thu hồi và thay thế bằng những đồng Polyme bền hơn. Hãy đón đọc phần 2 của bài viết để tiếp tục tìm hiểu những địa danh nổi tiếng nào được in trên tờ tiền bằng Polyme của Việt Nam bạn nhé!
Mời các bạn đón xem: Khám phá những địa danh nổi tiếng in trên tờ Polyme Việt Nam (kỳ 2)
Lọ Lem – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments