Làng Phước Kiều, nằm bên Quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) nổi danh với nghề đúc cồng chiêng hàng trăm năm nay. Tại làng nghề này có một người làm công việc đặc biệt quan trọng để giữ chất lượng cho sản phẩm độc đáo của mình:
Chọn nguyên liệu từ đồng phế liệu. Đồng tốt chưa chắc
đúc được chiêng hay, quan trọng là tỷ lệ pha chế
hợp kim mà tiền bối đã dày công tổng hợp được – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quang Nam
Công đoạn quan trọng nhất: Đổ đồng đã nấu chảy vào khuôn – Ảnh: Sưu tầm
Sử sách chép rằng, từ thời Nguyễn, Phước Kiều là một vùng đất rộng chừng 6 mẫu, dân cư sống quần tụ bằng nghề đúc đồng thủ công. Trên chiếc đại hồng chung được lưu giữ tại nhà cụ Dương Nhi ở thôn Đông Kiều có ghi năm đúc vào triều Minh Mạng năm thứ nhất (1820), ca ngợi tài nghệ đúc đồng tinh xảo của các nghệ nhân Phước Kiều. Dưới triều vua Tự Đức, nhiều thợ đúc nổi tiếng trong làng được vời ra kinh đô Huế để đúc tiền đồng và những phẩm vật sinh hoạt, trang trí cho hoàng gia. Trong gần 200 năm sau đó, nghề đúc đồng ở Phước Kiều ngày càng phát triển và ổn định với sự hấp thụ tinh hoa nghề đúc từ khắp các vùng cùng sự tiến bộ không ngừng của các thế hệ thợ đúc địa phương…
Bắt đầu cho một mẻ đúc là chuẩn bị khuôn đúc. Khuôn
làm bằng ximăng, bên trong được đệm thêm đất, mùn cưa – Ảnh: Sưu tầm
Nổi lửa nung nóng khuôn đúc đồng – Ảnh: Sưu tầm
Làm nguội trước khi chỉnh âm – Ảnh: Sưu tầm
Người ta thường nói về khả năng thẩm âm của ông Chín Sang như một năng lực thiên phú, nghe qua như huyền thoại. Có người quả quyết rằng: nếu ghi âm ngẫu nhiên tiếng chiêng do ông đánh, khi nghe lại, Chín Sang có thể nói được thời điểm đánh tiếng chiêng ấy là buổi đêm, sáng, trưa, hay chiều; thậm chí là dùi đánh chiêng làm bằng chất liệu gì!
Tháo khuôn đúc sau chừng nửa giờ – Ảnh: Sưu tầm
Bày bán trên Quốc lộ 1A – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch giá tốt tại Quảng Nam
Kinhnghiemditour.vn – Nguồn tổng hợp
Leave a Reply
View Comments