Sống chơi biển Thánh, chết quy non thần.
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thủy Tú sử dụng lối kiến trúc “Tứ Trụ”. Toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ đỉnh các tứ trụ; hệ thống kết cấu gỗ đều được chọn các loại gỗ quý, các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục ngôi Vạn thờ Hải Thần dọc bờ biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thủy Tú có kiến trúc cổ còn giữ nguyên trạng.Trong Dinh còn lưu giữ 24 sắc phong của các vua Triều Nguyễn; lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán – Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám tờ, tượng thờ, hoành phi, câu đối trên văn chuông Đại Hồng Chung…
Đến tham quan Dinh Vạn Thủy Tú, qua cổng tam quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày cốt Ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Kiến trúc cổ còn nguyên trạng của dinh
Xem thêm: Các khách sạn tại Phan Thiết
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn có một Ông lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh (lúc này biển chỉ còn cách Dinh không đầy 50 mét). Ngư dân trong bổn Vạn huy động thêm ngư dân các làng Vạn khác cùng nhau đưa Ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thủy Tú. Vì Ông lớn quá (dài hơn 20m, nặng hàng chục tấn) nên mãi hai ngày sau mới đưa vào mai táng được.
Leave a Reply
View Comments