Đình Hài Tượng

Đình Hài Tượng nằm tại 16 ngõ Hài Tượng, vốn là những ngôi đình do nhân dân ba làng Trúc Lâm, Văn Lâm, Phong Lâm lập nên để thờ các vị tổ nghề thuộc da

 

Người làng Chắm giữa, tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII. Những người thợ ở đây sản xuất các loại giày dép theo kiểu truyền thống, do đó hình thành nên tên ngõ. Đền và đình của thôn Hài Tượng, tổng Hữu Túc cũ, nay là số 14 ngõ Hài Tượng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

 

Đình Hài Tượng Hà Nội tại 16 phố Hài Tượng

Đình Hài Tượng Hà Nội tại 16 phố Hài Tượng – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần Đình Hài Tượng Hà Nội

 

Đình thờ tổ nghề giày dép, có dạy nghề cho dân làng Chắm ở xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Một số người làng Chắm, lên làm ăn ở Thăng Long hành nghề đã lập đình thờ vọng tổ nghề (vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng nên nơi thờ cũng gọi là đình).

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hải Dương

 

Vào thời Lê-Mạc (năm 1565), cả ba ông có mặt trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc bang giao. Trên đường đi, đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển. Hoàn thành công việc sứ bộ, ba ông quay lại Hàng Châu học nghề da giầy.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Các ông học và nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khi về nước đã truyền nghề cho dân làng Phong Lâm. Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt. Các ông được triều đình ban phong chức quan “Thượng y” ở Quốc Tử Giám.

 

Đình Hài Tượng Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

Đình Hài Tượng Hà Nội – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Ngõ Hài Tượng dài một trăm sáu mươi mét, chỗ trước kia là một xóm nhỏ ở cạnh một cái hồ nông đầy rác, sau được lấp đi. Lối đi từ phố Tạ Hiện vào trong ngõ bắt đầu hai bên là hai ngôi nhà một tầng nhỏ cũ ( số 22 và 24) chứng tỏ bên trong là một xóm cũ mới cải tạo lại, vì đi sâu không kể liên tiếp một bên là ba bốn cổng sau khá to rộng của mấy ngôi nhà lớn bên Hàng Bạc ( như cổng sau nhà Chân Hưng với lớp nhà trong cũng khá lớn); một bên là bức tường của ngôi đình Hài Tượng, có cổng bên ( số 16) còn cổng trước quay ra phố Tạ Hiện, trong cùng mới có một dãy nhà hai tầng nhiều gian được xây trên bãi cỏ trống vào những năm đầu 1940. 

 

Đình Hài Tượng Hà Nội

Đình Hài Tượng Hà Nội – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Đến với Hà Nội, du khách hãy bỏ ra hẳn 1 ngày để dạo quanh những con phố nơi đây, đến với Đình Hài Tượng trên phố Hài Tượng để hòa mình vào với không khí kẻ chợ, hiểu thêm bản sắc, văn hóa con người Việt Nam.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.