Có lẽ những lớp bụi thời gian không thể nào làm xóa nhòa trong tiềm thức của những người dân Việt về hình ảnh của ngày Tết cổ truyền Việt Nam với sắc hồng thắm đỏ của cành đào, mùi thơm ngào ngạt của các món ăn truyền thống do các bà, các mẹ kỳ công nấu nướng hay đơn giản chỉ là không khí ấm cúng, rộn vui khi đồng hồ điểm thời khắc chuyển giao năm mới đã đến cả nhà cùng quây quần bên nhau, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất,.. Chắc hẳn vô vàn những điều tuyệt đẹp ấy luôn nhắc nhớ chúng ta về một cái Tết truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc mang dư vị nồng ấm và thật tuyệt vời. Và giờ đây hãy cùng Kinhnghiemditour cảm nhận biết bao hương vị truyền thống ấy mỗi độ Tết đến Xuân về!
Tết Việt trong lòng người – Ảnh: sưu tầm
Khi những tia nắng ấm áp đầu tiên xóa tan cái không gian lạnh lẽo, rét buốt của mùa đông cũng là lúc chúng ta đếm ngược những ngày cuối năm, chuẩn bị chào đón một năm mới đang đến. Trên những nẻo đường quê hay góc phố chúng ta sẽ cảm nhận thấy sự đổi thay nơi cảnh vật khi sang Xuân và lòng người cũng nôn nao, rạo rực và lâng lâng những xúc cảm đến lạ kì.
Những ánh nắng mùa xuân ấm áp đầu tiên – Ảnh: sưu tầm
Theo quan niệm của người Việt, nhà cửa phải thật gọn gàng, sạch sẽ trước thềm năm mới để đẩy lùi những điều không may mắn trong năm cũ và có được thật nhiều điều tốt đẹp trong năm mới. Cảnh người người, nhà nhà lau dọn, sắm sửa cho ngày Tết như gợi trong lòng mỗi người vô vàn những kỉ niệm về cái ngày cùng mẹ dạo quanh chợ tết, cùng bố sơn lại hàng rào trước nhà hay cùng bà làm món mứt gừng cay cay, ngòn ngọt,…
Náo nức phiên chợ ngày Tết – Ảnh: sưu tầm
Trang trí nhà cửa đón chào năm mới – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Dạo quanh và chọn hoa trưng Tết – Ảnh: Nguyên Thê Dương
Tết còn là dịp sum họp, đoàn viên, gia đình là nơi mà mỗi người con xa xứ luôn tìm về để cảm nhận hơi ấm của tình thương, để cùng quây quần với những người thân yêu nhất trong cuộc đời chào đón năm mới. Những ánh mắt rạng ngời, câu chúc bình an và hân hoan tay trong tay chúc mừng năm mới an khang thịnh vượng.
Náo nức đón chào năm mới – Ảnh: ninhthuan24h
Khoảnh khắc chuyển giao của đất trời, tạm biệt năm cũ và đón chào một năm mới tuyệt vời đối với mỗi người điều là những giây phút vô vàn những kỉ niệm và chan chứa yêu thương bên cạnh gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên. Bữa cơm với những món ăn truyền thống do chính tay mẹ chuẩn bị, hương thơm ngào ngạt thấm đượm lòng người. Những nụ cười, ánh mắt đoàn viên ngập tràn niềm hạnh phúc cùng chờ đón tiến reo vui trong phút giây đón chào năm mới, cùng nhau cảm nhận một sự khởi đầu đầy phấn khởi, bên cạnh nhau cũng vẹn tròn, ấm cúng rồi.
Sum vầy ngày Tết yêu thương – Ảnh: See24h.com Relax
Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người dân Việt là một trong những nét đẹp trong văn hóa chúng ta. Hằng năm, mỗi gia đình lại sắp xếp nơi thờ phụng, đặt cặp bánh chưng, rồi đèn hay mâm ngũ quả để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với ông cha, coi trọng lối sống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đẹp của người Việt ta – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 65% tại Hồ Chí Minh
Khép lại một năm đã qua lòng người mong chờ, hi vọng về một năm mới an khang thịnh vượng, tấn tài tấn lộc, mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà người Việt có truyền thống đi chùa cầu an đầu năm cùng người thân như một nét đẹp trong truyền thống của người Việt. Trong tiết trời ấm áp, trong lành, tinh khôi của năm mới, mọi người thành khấn cho những người thân yêu nhất sức khỏe, hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp nhất, cho những khởi đầu may mắn của năm mới.
Tục xin chữ đầu năm – Ảnh: sưu tầm
Vào ngày Tết, người Việt ta có thói quen lì xì mừng tuổi, con cái được bố mẹ mừng tuổi, rồi chúc thọ ông bà. Tập tục này thể hiện tấm lòng, sự hiếu thảo, cầu mong cho mọi người bước sang năm mới thêm sum vầy, sung túc và an khang. Mỗi phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, thể hiện được tình cảm đong đầy của con cháu dành tặng cho ông bà.
Lì xì đầu năm là một phong tục tập không thể thiếu – Ảnh: Ngô Thái Ninh
Vào năm mới, ta lại đi thăm hỏi họ hàng, làng xóm, đi chúc Tết bạn bè, cùng nhau nhâm nhi ly rượu nồng ấm ngày Tết càng thêm thân tình và ấm áp. Có đôi khi có cả lễ hội, mọi người từ tứ xứ, tụ hội về bên nhau, thưởng thức những trò chơi dân gian hay đơn giản là ngắm nhìn những khóm hoa rực rỡ cũng đủ say trong lòng.
Không khí ngày Tết rực rỡ đèn hoa ở chùa Bà Đen – Ảnh: Nguyễn VI
Phượt xuyên Việt cùng người yêu, trải nghiệm đáng ghen tị – Kinhnghiemditour.vn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tây Ninh
Tết cổ truyền ở Việt Nam là một dấu ấn đậm nét nhất khắc họa được vẻ đẹp trong văn hóa truyền thống, từ cốt cách dân tộc đến những phong tục, tập quán in dấu văn hóa của con Lạc – cháu Hồng, là niềm tự hào chân chính mà thế hệ tiếp nối cần giữ gìn và phát huy. Những hoạt động trong năm mới đều mang ý nghĩa tâm linh, mong muốn cho một năm an lành, là những thứ không thể thiếu trong cái Tết xưa và nay.
HN – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments