Điểm đến du lịch ở Potsdam nước Đức bạn không thể bỏ qua

Ngày nay, Potsdam là một nam châm du lịch nhờ các cung điện và công viên rực rỡ. Di sản thế giới Potsdam của UNESCO trải dài trên 500 mẫu công viên, và được rải rác với 150 ví dụ nổi tiếng về kiến trúc. Điểm đến du lịch ở Potsdam là chuyến đi trong ngày phổ biến nhất từ Berlin tới các vùng lân cận để khám phá sự quyến rũ, văn hóa và di sản nơi đây.

Potsdam được gọi là Versailles của Đức. Lý do cho điều này rất đơn giản – giống như thành phố Versailles của Pháp phát triển thành một trong những điểm du lịch nóng nhất trên thế giới do Cung điện Versailles sang trọng của nó, Potsdam đã khắc ghi một vị trí trong danh sách hàng triệu khách du lịch vì Cung điện Sanssouci . Ngoài ra, trong khi Versailles rải rác với những tòa tháp lớn và kiến trúc đẹp khác, cung điện của Potsdam, cổng lịch sử và những cây cầu tạo thành một quần thể lớn.

 

Danh sách điểm đến du lịch ở Potsdam

 

Cung điện Sanssouci – Cung điện Versailles của Đức

 

Cung điện Sanssouci được xây dựng là cung điện mùa hè của vua Phổ Frederick Đại đế từ năm 1745 đến 1747. Nó được nhất trí là một trong những cung điện tráng lệ nhất ở châu Âu và câu trả lời của Đức cho Cung điện Versailles. 

Điểm đến du lịch ở Potsdam là cung điện mùa hè do Frederick Đại đế, vua nước Phổ cho xây dựng vào năm 1745-1747 để làm nơi nghỉ ngơi và bỏ đi mọi ưu phiền sau những buổi thiết triều tại kinh thành Berlin.

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-1Sanssouci mang phong cách Roccoco tinh tế

 

Thường được ví như đối thủ của cung điện Versailles (Pháp), Sanssouci mang phong cách Roccoco tinh tế, trang nhã hơn so với phong cách Baroque lộng lẫy của Versailles. Đây là một kiểu kiến trúc thiên về tông sáng, đặc tả sự thanh thoát, thư thái, lãng mạn. Chính gu thẩm mỹ của Frederick đã ảnh hưởng quá lớn trong thiết kế và trang trí nên kiến trúc của tòa nhà còn được gọi là phong cách “Frederician Rococo”. Đức vua cũng rất tâm đắc với thiết kế công trình này đến mức từng tuyên bố Sanssouci “sẽ theo ông lên thiên đàng”.

Quy mô cung điện cũng không lớn, chỉ có một tầng với sức chứa chỉ có 19 phòng gồm các phòng tiếp khách, phòng chơi nhạc, thư viện, phòng ngủ… với các họa tiết trang trí cầu kỳ trên tường, trần nhà, cột nhà. Cách bố trí đồ nội thất, trang trí phòng đều do vua phác thảo và các nghệ sĩ theo đó mà bài trí với tiêu chí ưu tiên cho sự thoải mái, tiện nghi. Phòng Cẩm thạch, hay phòng tiếp khách chính, nằm giữa tòa nhà có mái vòm đặc trưng, tên cung điện được khắc ở phần mái vòm. Từ hai bên hông cung điện hướng về phía bắc là hai hàng cột khổng lồ gồm tổng cộng 88 cột có kiểu kiến trúc Corinthian- tượng trưng cho hai cánh tay nhà vua mở ra ôm lấy đất trời. Cung điện chiếm gần như toàn bộ phần đỉnh đồi.

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-10Hàng ngàn du khách tham quan Sanssouci mỗi năm

 

Hàng ngàn du khách tham quan Sanssouci mỗi năm không chỉ bởi kiến trúc cung điện mà còn bởi khu vườn nho bậc thang rộng lớn, khu vườn hoa rực rỡ và các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch sống động bao quanh hồ phun nước chính, thể hiện ý tưởng hòa hợp lãng mạn giữa con người và thiên nhiên. Đức vua thường ở đây vào mùa hè nhưng sau khi ông qua đời vào năm 1786, cung điện bị lãng quên cho mãi đến giữa thế kỷ 19.

Dù từng trải qua hai cuộc Thế chiến nhưng cung điện gần như không bị ảnh hưởng mà vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp như lúc ban đầu.

 

Công viên Sanssouci

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-3Công viên Sanssouci

 

Cung điện Versailles nằm trong một khu vườn tuyệt đẹp với những đài phun nước và những luống hoa. Tương tự như vậy, vẻ đẹp của Cung điện Sanssouci được tăng thêm bởi công viên rộng lớn bao quanh nó. Khu vườn kiểu baroque này là niềm tự hào của người dân nơi đây với những luống hoa tuyệt đẹp, những cây cao chót vót và hàng rào bao quanh. Ngoài ra, Công viên Sanssouci có rất nhiều ví dụ đáng kinh ngạc về kiến trúc, bao gồm Hang động Trung Quốc, Đền hữu nghị, Obelisk, Đền cổ, Hang động Hải vương, Cung điện mới và Thư viện ảnh.

 

Tòa Thị chính cũ – Altes Rathaus

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-4Tòa Thị chính cũ – Altes Rathaus

 

Tọa lạc tại quảng trường Alter Markt, tòa nhà xây bằng đá hoa cương theo phong cách Baroque lộng lẫy vào năm 1753, nổi bật với hàng cột đá Corinthian và tòa tháp chính có bức tượng thần Atlas bằng đồng trên đỉnh tháp. Tòa nhà đóng vai trò là tòa thị chính và là trung tâm văn hóa của thành phố.

Điểm đến du lịch ở Potsdam này gần như không bị hư hại do chiến tranh, kể cả bức tượng đồng cũng giữ gần như nguyên vẹn hình thái lúc đầu. Tòa nhà hiện được sử dụng như trung tâm triển lãm và tổ chức các buổi hòa nhạc. Bên trong, còn có một bảo tàng sưu tập các bộ sưu tập nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của địa phương.

 

Khu phố Hà Lan – Holländisches Viertel

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-5Khu phố Hà Lan – Holländisches Viertel

 

Điểm đến du lịch ở Potsdam là nơi sinh sống của cộng đồng người Hà Lan lớn nhất tại nước ngoài, khu phố được các thợ thủ công người Hà Lan, đứng đầu là Johann Boumann, xây dựng từ năm 1737 đến 1742. Khu phố nằm gọn trong 4 dãy nhà, gồm 134 ngôi nhà được xây bằng gạch đỏ kiểu Hà Lan đặc trưng và cửa sổ kéo màu trắng.

Khu phố nổi tiếng với cả người dân địa phương lẫn khách du lịch với những của hàng nhỏ, quán café, nhà hàng đặc trưng kiểu Hà Lan. Trong khu phố còn có một ngôi nhà nhỏ được sử dụng như bảo tàng về Johann Boumann và văn hóa Hà Lan.

 

Cung điện đá hoa cương- Marmorpalais

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-6Cung điện đá hoa cương- Marmorpalais

 

Từng là cung điện của hoàng gia Phổ cho đến đầu thế kỷ 20, Marmorpalais được vua Frederick Wilhelm II cho xây dựng ngay sau khi ông kế vị Frederick Đại đế. Cung điện ban đầu được xây bằng gạch đỏ, theo phong cách kiến trúc tân cổ điển, có vườn và hướng nhìn ra sông. Tuy nhiên, tên cung điện sau đó lại được đặt theo tên của loại đá hoa cương màu trắng hoặc xám vùng Silesia được dùng làm cột chống và các họa tiết trang trí.

Cung điện được nhà vua tặng cho tình nhân của mình, nữ bá tước Lichtenau và bà là người ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thiết kế nội thất cho cung điện. Frederick Wilhelm II cũng có ý định mở rộng cung điện nhưng ông qua đời trước khi dự án được thực hiện và người kế vị, vua Frederick Wilhelm III không có hứng thú với việc này. Gia đình thái tử Wilhelm của đế quốc Đức sau này cũng từng ở tại đây trước khi dời đến cung điện Cecilienhof.

Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Đông Đức từng sử dụng cung điện để làm bảo tàng quân sự. Hiện nay, cung điện đóng vai trò bảo tàng văn hóa, lịch sử do chính quyền Hiệp hội cung điện Berlin & Potsdam quản lý.

 

 

Nhà thờ St. Nicholas – Nikolaikirche

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-7Nhà thờ St. Nicholas – Nikolaikirche

 

Điểm đến du lịch ở Potsdam là một nhà thờ Tin lành được xây dựng vào năm 1830 – 1837 tại Potsdam, nổi bật với chánh điện dạng mái vòm cao 77m. Nhà thờ bị phá hủy nặng trong Thế chiến thứ hai, và sau đó được xây dựng lại vào năm 1981. Ngày nay, ngoài chức năng tôn giáo, nhà thờ còn mở cửa cho du khách và tổ chức các buổi hòa nhạc.

 

Bảo tàng phim Postdam – Filmmuseum

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-8Bảo tàng phim Postdam – Filmmuseum

 

Là bảo tàng phim lâu đời nhất nước Đức. Trước đây, bảo tàng từng là trại ngựa hoàng gia Phổ, tòa nhà được xây dựng với phong cách kiến trúc baroque đặc trưng thế kỷ 17. Bảo tàng là một điểm đến lý thú cho các du khách yêu thích môn nghệ thuật thứ bảy, với bộ sưu tập lịch sử điện ảnh thế giới nói chung và điện ảnh Đức nói riêng từ khi cuối thế kỷ 19 đến nay, về kỹ thuật, ý tưởng và bản gốc các bộ phim nổi tiếng. Bảo tàng còn trưng bày những hình ảnh về lịch sử hãng phim Babelsberg lâu đời nhất lịch sử nước Đức.

 

Lâu đài Schloss Babelsberg

 

diem-den-du-lich-o-Potsdam-duc-ban-khong-the-bo-qua-9_1Lâu đài Schloss Babelsberg

Điểm đến du lịch ở Potsdam tọa lạc trong khu rừng Babelsberg, đây là cung điện mùa hè của Wilhelm I, hoàng đế đầu tiên của đế quốc Đức, trong gần 50 năm. Lâu đài được xây dựng theo phong cách Anh thời kỳ Trung Cổ từ 1835-1849, phong cách này cũng ảnh hưởng đến một số lâu đài khác như lâu đài Kittendorf tại Mecklenburg. Lâu đài từng chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng khi hoàng đế Wilhelm I bổ nhiệm cho Otto von Bismack làm thủ tướng, người sau đó đưa nước Đức vào hàng ngũ những cường quốc tại châu Âu.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.