Địa đạo Long Phước

Với vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nên Long Phước luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính nơi đây đã hình thành nên một địa đạo nổi tiếng: địa đạo Long Phước.

 

Nằm ở xã Long Phước, cách trung tâm thị xã bà Rịa 7km về phía Đông Bắc. Do có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nên Long Phước luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta với địch suốt hai cuộc kháng chiến. Chính nơi đây đã hình thành hệ thống địa đạo nổi tiếng.

 

Lối vào địa đạo Long Phước – Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu

 

Năm 1948 nhằm bảo tồn lực lượng và củng cố phong trào cách mạng, đảng bộ Long Phước phát động phong trào đào hầm bí mật trong toàn xã. Tiền thân chọn là căn hầm nhà ông Năm Hồi với chiều dài 300 mét nhờ đó tháng 10 năm 1949 lực lượng vũ trang cách mạng đã chiến thắng cuộc càn quét của giặc Pháp giữ vững xam ấp và cơ sở cách mạng.

 

Căn hầm được làm từ đất… – Ảnh: Sưu tầm

 

Sau đó nhân dân Long Phước đã phát triển hệ thống địa đạo ở 5 ấp: Đông, Tây, Nam, Bắc và Phước Hữu. Các cụm địa đạo được nối liền nhau bởi đường xương sống, có hầm bí mật chứa lương thực dự trữ với các công sự chiến đấu. Đường địa đạo xương sống cách mặt đất 2-3m, lòng địa đạo cao 1,5-1,6m rộng 0,60-0,70m đảm bảo đi lại vận động dễ dàng.

 

Xem thêm: Khách sạn tại thành phố Vũng Tàu

 

Mô hình địa đạo Long Phước – Ảnh: Sưu tầm

 

Năm 1963 địa đạo được khôi phục và phát triển ở ấp Nam Tây chiều dài 200 mét, có cấu trúc thêm giao thông hào, ụ chiến đấu kho lương thực, kho về khu, hầm cứu thương.Địa đạo đã trở thành thế trận vững chắc để lực lượng cách mạng bám trụ kiên cường đánh bại nhiều cuộc tấn công lấn chiếm của địch góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng miền Nam.

 

Qua 27 năm (1948-1975) hình thành và phát triển, địa đạo Long Phước là nơi bám trụ đánh địch kiên cường của lực lượng cách mạng. Điển hình là trận chiến đấu 44 ngày đêm (từ ngày 5/3 đến ngày 11/4/1963) chống địch càn quét vào Long Phước, du kích xã và bộ đội địa phương đã gây cho địch nhiều thiệt hại.

 

Các du khách nước ngoài cũng rất tò mò muốn tìm hiểu về căn hầm – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu

 

Bằng trí thông minh và sự sáng tạo, quân và dân Long Phước đã đào con đường địa đạo đi dưới lòng đất Mẹ, kiên cường bám trụ đánh địch, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu cao quí mà Đảng và Nhà nước ta vinh dự trao tặng “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân“.

 

 

Cửa số 15 – Ảnh: Sưu tầm

 

Trong suốt hai thời kỳ chống thực dân và đế quốc, quân và dân Long Phước đã đào được tổng số 3.600 mét địa đạo, trong đó ấp Đông dài 650 mét, ấp Bắc 2.700 mét, ấp Nam 250 mét. Hiện nay địa đạo Long Phước đã được trùng tu, tôn tạo có phòng trưng bày truyền thống đón khách tham quan trong nước và quốc tế.  Đoạn địa đạo tại khu vực ấp Bắc nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt nhất được phục chế nguyên gốc có lối xuống, cửa rộng từ 0,8 đến 1mét, cao từ 1,6 đến 1,8 mét có ngách lỗ thông hơi, giao thông hào, nơi chứa lương thực, thực phầm, cứu chữa thương bệnh binh … 

 

Khách du lịch tới tham quan di tích rất đông – Ảnh: Sưu tầm

 

Trải qua bao mưa bom, bão đạn, địa đạo và quân dân Long Phước vẫn đứng vững kiên cường, xứng danh vùng đất một thời đạn bom vẫn được xem như “núm sữa” quan trọng nuôi dưỡng phong trào cánh mạng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại quyết định số 34/VHQĐ ngày 09 tháng 1 năm 1990, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho trùng tu lại khu di tích địa đạo Long Phước và đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

 

Đây là địa chỉ Đoàn thanh niên thường xuyên tới tham quan – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Tour du lịch Côn Đảo – Vũng Tàu

 

Địa đạo Long Phước là nơi ghi dấu truyền thống cách mạng hào hùng, là niềm tự hào kiêu hãnh của các thế hệ mai sau, là nơi thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân mưu trí, sáng tạo của quân và dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu trong hai thời kỳ kháng chiến.

 

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.