Di tích nhà tù Hỏa Lò – Minh chứng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam

Nhà Tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử đặc biệt của Thủ đô Hà Nội, do thực dân pháp xây dựng vào năm 1896 nhằm giam cầm các chiến sỹ yêu nước Việt Nam chống lại thực dân pháp. Vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale) được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ), Hà Nội,  là làng nghề chuyên sản xuất gốm nung, vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò và nhà tù ở đây cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò.

                         

Nhà tù Hỏa Lò
Ảnh cũ về nhà tù Hỏa Lò Hà Nội – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà Nội

 

Nhà tù Hỏa Lò có diện tích hơn 12000m2, là công trình kiến cố bậc nhất Đông Dương với các hạng mục chính: gồm 1 nhà canh gác, 1 nhà thương, 2 nhà để giam cầm bị can, 1 nhà làm phân xưởng, 5 nhà dùng để giam tù nhân.

 

Bao quanh nhà tù là bức tường cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Riêng hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang.

 

Cổng chính được xây gắn liền với tòa nhà hai tầng, cấu trúc theo hình vòm cuốn. Khu nhà giam có 2 lần cổng sắt. Từ trại này sang trại khác phải theo một lối đi có nhiều cửa sắt, vì vậy tù nhân khó có thể trốn thoá

 

Bước qua khu vực cổng chính nhà tù là những dãy hành lang hẹp, tối, dẫn đến khu giam giữ tù nhân. Khu giam giữ được ngăn cách bởi một cánh cửa lớn, kiên cố, cao gần 4m, có hệ thống khoá sắt kiên cố, là nơi các tù nhân bị xiềng chân thành hai dãy dài trên các bục bê tông. Ánh sáng của khu này chỉ có từ các khung cửa sổ nhỏ tạo nên một khung cảnh tối tăm, u ám.

                 

Hiện nay, khu di tích Hỏa Lò còn lưu giữ chiếc máy chém đã được thực dân Pháp dùng lưu động, tháng 1/1930 được vận chuyển lên Yên Bái để hành hình 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc  khởi nghĩa Yên Bái (đứng đầu là Nguyễn Thái Học).

 

Nhà tù Hỏa Lò

Mô hình tù nhân sau song sắt nhà tù Hỏa Lò – Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò, đó là các nhà nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can… đến các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… những người con ưu tú của dân tộc ta, sau này trở thành cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng khác. Dù bị kẻ thù đánh đập, giam cùm vào ngục tối, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng nhưng các chiến sĩ vẫn giữ vững ý chí đấu tranh biến nhà tù Hỏa Lò đã trở thành trường học cách mạng, là môi trường rèn luyện tư tưởng, ý chí đấu tranh. Ngay trong nhà tù Hỏa Lò, các lớp huấn luyện chính trị tập trung được mở, các tờ báo Lao tù đỏ, Lao tù tạp chí… ra đời khiến kẻ thù phải nể phục.

                        Nhà tù Hỏa Lò

Xung quanh nhà tù bốn mùa chỉ có màu của lá bàng –  Ảnh: Sưu  tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Quận Hoàn Kiếm 

 

Phía sân sau nhà tù Hỏa lò là cây bàng cổ thụ, đã bao năm chứng kiến lịch sử với bao nỗi niềm của các bạn tù nơi đây. Đến nay, cây bàng vẫn đứng sừng sững bên hai tòa nhà Hỏa Lò để làm nhân chứng lịch sử.

 

Nhà tù Hỏa Lò
Phía trước nhà tù – Ảnh: Sưu tầm

 

Sau ngày thủ đô hoàn toàn giải phóng (10/10/1954), nhà tù Hỏa Lò đặt dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng. Từ năm 1964 – 1973, nhà tù Hỏa Lò còn được dùng để giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có P.Peterson – sau này là Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.

 

Nhà tù Hỏa Lò

Những hình ảnh của các anh hùng – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội

 

Hỏa Lò còn là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sĩ Cộng sản bị địch bắt tù đày. Khu di tích Hỏa Lò hiện còn khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu quý, được trưng bày khoa học, là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi dịp đến Hà Nội.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.