Đền toạ lạc ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5ha, là di tích quan trọng của khu di tích. Đền quay về hướng Đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh.
Tương truyền đền thờ vua Đinh xây trên nền cung điện chính, tựa lưng vào dãy núi Phi Vân, phía trước là Mã Yên Sơn. Đền làm theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân ngắn vào đến lớp thứ hai là Nghi môn (cổng trong) 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn nội có xây bốn trụ cột cao.
Cổng vào đền
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Ninh Bình
Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàn bằng đá chung quanh chạm nổi, chiều dài 1,8 m (5.4 ft), rộng 1,4 m (4.2 ft). Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối đẹp. Nghệ thuật điêu khắc ở đền vua Đinh đạt trình độ cao. Đề tài thể hiện rồng, mây, tiên nữ mặc xiêm nhung cưỡi rồng.
Sảnh trước đền
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình
Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh. Đi hết tòa Thiêu hương du khách bước vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối.
Lối vào rộng rãi
Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Đinh Phụng Lang (ngoài), Đinh Đế Toàn (trong) đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của vua Đinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía Nam là con trưởng của vua Đinh Tiên Hoàng.
Kiến trúc độc đáo
Xem thêm: Các tour giá tốt ở Ninh Bình
Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 – 19. Đền vua Đinh cũng là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
Lư đá to giữa sảnh
Đền vua Đinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.
Leave a Reply
View Comments