Đền Trung Cốc còn có tên chữ là Trung Cốc Từ ở xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Theo dân gian đền có từ lâu đời, ban đầu lợp tranh sau đó xây bằng đá, đến thời vua Gia Long thứ VI, các vị chức sắc kỳ hào xã Phong Lưu họp bàn khai hoang ở khu vực gần sông Bạch Đằng và khu đất được khai khẩn đó được đặt tên là Đồng Cốc, sau đó thành thôn Đồng Cốc.
Đền Trung Cốc – Ảnh: Sưu tầm
Ngôi đền cũ trên gò đất cao thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão, hai vị anh hùng của dân tộc, nằm ở giữa thôn nên gọi là đền Trung Cốc. Đền được xây theo kiểu chữ “đinh” gồm ba gian tiền đường và hai gian hậu cung. Trang trí, chạm khắc ở đây không nhiều, nhưng những đề tài quen thuộc được các nghệ nhân nơi thôn dã thể hiện khá sáng tạo, uyển chuyển mềm mại, đường nét tinh xảo trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng, ẩn chứa bao khát vọng sống thanh bình nơi làng xóm, mang vẻ đẹp thâm nghiêm cả về tạo hình và tâm linh. Đền còn là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân trong vùng và khách thập phương.
Trước khi tôn tạo – Ảnh: Sưu tầm
Đền được đầu tư tôn tạo – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn ở Quảng Ninh
Lễ hội đền Trung Cốc diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, cùng với bãi cọc Yên Giang, đền thờ Trần Hưng Đạo – miếu Vua Bà, cây lim Giếng Rừng, đình Trung Bản tạo thành một quần thể di tích phong phú, gắn với sự kiện lịch sử “chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”. Di tích đền Trung Cốc hiện nay vẫn giữ được vẻ nguyên trạng và lưu giữ được những hiện vật có giá trị: Tượng Trần Hưng Đạo, tượng Phạm Ngũ Lão, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, sắc phong của vua Gia Long 1805, hệ thống câu đối đại tự, chấp kích cổ có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
Lễ khánh thành đền – Ảnh: Sưu tầm
Lễ khánh thành đền – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh
Có dịp đến Quảng Ninh, bạn không nên bỏ qua một chuyên tham quan, vãn cảnh đền Trung Cốc để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Leave a Reply
View Comments