Đền Hạ

Đình Hạ, xưa thuộc làng Hạ Lý, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương (đến đầu thế kỷ XX, làng Hạ thuộc về Tứ hộ thành phố Hải Phòng). Nay Đình Hạ thuộc phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

 Đền Hạ Hải Phòng

Đền Hạ Hải Phòng – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn ở quận Hồng Bàng

 

Ngôi Đền này được xây dựng vào thời gian nào không rõ. Chỉ biết rằng đến khoảng thập niên 10, 20 của thế kỷ XX, ngôi Đình đã xuống cấp nghiêm trọng và gần như đã bị xoá bỏ hoàn toàn. Cho đến năm 1921, được sự công đức của phụ nữ Việt Nam nhưng lấy chồng là người Tây (nhân dân quen gọi là Bà Đồng Mỏ), đón góp 100 đồng tiền Đông Dương và 130 bao xi măng, nhân dân đã tập trung trùng tu ngôi đền Mẫu để rước Thành Hoàng về thờ. Theo như bia đá còn ghi lại trong Đền Hạ ngày nay và Thần phả, Sắc phong ghi lại, Đình Hạ có thờ hai vị Thành Hoàng: Nguyễn Tướng công và Trình công, đã được ba triều đại nhà Nguyễn là Thành Thái, Duy Tân, Khải Định phong sắc: Dực bảo trung hưng, linh phù hiệp chấn quan, tước Thọ Như Hầu (tước Hầu sau tước Vương). Còn Đền Mẫu là nơi thờ Công chúa Liễu Hạnh. Theo như Thần tích Thần sắc: Liễu Hạnh tiên chúa Húy Quỳnh sinh ngày mồng 10 tháng 8 năm Đinh Tỵ (1577) đời vua Lê Anh Tông, ở làng Kẻ Dỗi (nay gọi là thôn Thiên Nương, làng Vân Cát, xã Kim Thai, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Là người chuyên tâm cứu nhân độ thế, diệt ác trừ gian, quy y Phật, có công với nước đánh đuổi giặc ngoại xâm nên được nhân dân lập đền thờ. Và cũng đã được 3 đời vua nhà Nguyễn là: Duy Tân, Thành Thái, Khải Định công nhận, sắc phong: Thượng đẳng phúc thần, Dực bảo Trung Hưng. Và tài liệu của Viện Thông tin, Khoa học và Xã hội do Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn có ghi Mẫu Liễu Hạnh được phong: Chế thần, Hoà Diệu Đại Vương và đạo sắc phong khác: Liễu Hạnh thục nữ công chúa, Hoà Diệu Chế Thắng Đại Vương. Sau khi 2 vị Thành Hoàng rước về Đền Mẫu thờ, thì nơi đây được gọi là Đền Hạ.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Khu vực Đền Hạ ngày nay được bố trí thờ cúng như sau:

– Gian chính thất thờ 2 vị Thành Hoàng đồng thời phối thờ một số vị như: Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Tứ Nghi là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

– Gian trái thờ Mẫu Liễu Hạnh.

– Gian phải là cung chùa Hạ (Sau khi chùa xuống cấp đã đưa về Đền). Phía cổng chính tam quan vào Đền còn đôi câu đối cổ: Hạ giang thái ấp vọng hồng ân. Tứ hải khai điền hưng quốc thổ.

 

Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, Đền Hạ là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sỹ cách mạng. Tháng 7 năm 1930 đồng chí Trần Phú Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ hải ngoại về nước đã đến Đền Hạ gặp gỡ cán bộ Cách mạng và chỉ đạo phong trào cách mạng Hải Phòng. Đền Hạ là nơi hội tụ cán bộ cách mạng kháng chiến, nơi nuôi giấu cán bộ và truyền tải tài liệu cách mạng. Với lịch sử truyền thống của Đền, ngày 13 tháng 02 năm 1996, Đền Hạ đã được Bộ Văn hoá -Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là một vinh dự lớn lao của nhân dân, cán bộ phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà – Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh chùa Hạ, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.