Đập Đá ngày nay là một thị trấn sầm uất nằm cạnh quốc lộ 1A, con đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc – Nam nên càng thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, thương mại. Thành Hoàng Đế đang được khai quật khảo cổ, phát hiện ra nhiều hiện vật quí giá từ thời Chiêm Thành đến thời Tây Sơn. Chắc chắn đây sẽ là địa chỉ du lịch khá thú vị cho những ai quan tâm đến văn hóa và lịch sử, không chỉ vùng thành Hoàng Đế mà cả Đập Đá nữa
Đường đi vào đập Đá Bình Định
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Định
Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 13 xã thì hầu hết các xã được bắt đầu bằng chữ Nhơn, như: Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Thành, Nhơn Lộc… Riêng có một xã mang cái tên khác lạ: Đập Đá (trước là xã, nay đã thành thị trấn).
Sở dĩ xã được mang tên hành chính như vậy vì xưa kia đây là vùng sông nước với sông Kôn, sông Đập Đá và nhiều nhánh chằng chịt. Các cư dân vùng này phải đắp đập bổi để canh tác gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá, vì chỗ này sông rộng, có bến đá ong nổi tự nhiên rất đẹp.
Vẻ đẹp bình dị của đập Đá
Xem thêm: Những khách sạn ở Bình Định
Đập Đá nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc. Là phên dậu của đất đế vương nên nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng. Đó là nghề dệt vải với các loại hàng cao cấp như lụa, the, lương, xuyến, lãnh. Đó là nghề rèn, nghề đúc đồng với các đồ thờ cúng như tượng, lư, đỉnh… Đó là nghề làm nón ngựa, làm giày da guốc mộc để các chàng công tử ăn diện. Rồi là các nghề chăn tằm ươm tơ, nghề tiện gỗ, nghề gốm, nghề kim hoàn, nghề khảm xà cừ, nghề làm nhang, làm đồ hàng mã… khá phát triển ở mỗi thôn xóm của Đập Đá tạo nên sự đa dạng ngành nghề thủ công và việc buôn bán sầm uất.
Tháp Cánh Tiên ở gần Đập Đá
Đập Đá là nơi xưa kia anh Hai Trầu Nguyễn Nhạc thường xuôi ngược sông Kôn từ Tây Sơn Thượng đạo xuống, chở theo trầu cau mua bán, đổi chác hàng hóa ở đây nhưng cũng là để thăm dò dân tình, chuẩn bị tổ chức lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. Đây chính là quê hương của ông “Chảng Ngang Thiên” Đinh Văn Nhưng, một trong những thầy dạy võ, người đỡ đầu anh em Tây Sơn.
Giáo xứ Đập Đá
Xem thêm: Các khách sạn gần đập Đá
Đập Đá nổi tiếng từ lâu đời nên đã đi vào ca dao:
Em về Đập đá quê cha
Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng
…Anh về Đập Đá đưa đò
Trước đưa quan khách, sau dò ý em
…Anh về Đập Đá, Gò Găng
Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình…
Leave a Reply
View Comments