Đầm Ao Châu có diện tích khoảng 300 ha mặt nước, trên diện tích khoảng 1.500 ha, xung quanh có thảm thực vật phong phú nằm trên các đồi, núi có độ cao từ 60 m đến 700 m, điển hình như Núi Ông, Núi Vần, Núi Buộm…. Nhiều đồi, núi còn tồn tại nhiều thảm thực vật tự nhiên, nhưng chủ yếu vẫn là lau, sậy, nứa, chè và các bụi cây thấp. Một số đồi được phủ bởi bạch đàn, bồ đề, thông. Sườn đồi, sườn núi thường là các nương bậc thang, bên dưới là ruộng ôm lấy chân đồi hình thành các thửa ruộng bậc thang lượn sóng, xa xa là các ruộng rộng và bằng phẳng. Với địa hình như vậy đã tạo cho Ao Châu hình thành hàng trăm ngách nước, luồn lách giữa các khu vực đồi núi làm cho cảnh trí sơn thuỷ hùng vĩ, còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hoá. Mực nước trong hồ có độ sâu trung bình là 5,5m, nhiều nơi sâu trên 30m. Điều đặc biệt là quanh năm nước ở Ao Châu không bị cạn, mặt nước trong xanh không bị ô nhiễm, có nhiều thuỷ tộc sinh sống, trong đó có loại quý hiếm như rùa vàng, ba ba, dải… Trong hồ có rất nhiều đảo lớn nhỏ, lâu nay đã được nhân dân trong vùng trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mít, bưởi… đã khiến Ao Châu như một Hạ Long thu nhỏ.
Nơi đây được ví von như Vịnh Hạ Long thu nhỏ – Ảnh: Sưu tầm
Mực nước trong đầm có độ sâu từ 3,5 đến 5m, có chỗ sâu tới 15m. Trải qua nhiều năm Đầm Ao Châu vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của tạo hoá, bốn mùa nước chẳng bao giờ cạn, luôn giữ được màu xanh trong. Nhờ có sự điều hoà nhiệt độ và độ ẩm của đầm nước và rừng cây, khí hậu ở đây mát mẻ, dễ chịu: mùa đông nhiệt độ không thấp quá, mùa hè nhiệt độ luôn thấp hơn khu vực xung quang đến 2oC. Thật là một vùng khí hậu lí tưởng cho nghỉ ngơi.
Xem thêm: Các khách sạn tại Phú Thọ
Những người dân quanh đầm sống bằng nghề chài lưới – Ảnh: Sưu tầm
Leave a Reply
View Comments