Cơm cháy được ăn kèm với chà bông, mỡ hành… Ảnh: T. H.
Cơm cháy, thoạt nghe đã thấy đơn sơ và giản dị, nhưng các công đoạn chế biến lại không hề đơn giản. Tất cả đều được làm thủ công và theo bí quyết gia truyền riêng. Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu chín. Gạo để nấu cơm được lựa chọn kỹ càng từ những loại gạo dẻo, đặc biệt là gạo tám thơm Hải Hậu (Nam Định). Nồi nấu được chọn từ những nồi gang đáy dày.
Cơm cháy thường được đóng vào bao và bán cho du khách. Ảnh: N.B.
Khi cơm chín, nhanh tay xới cơm ra chỉ để lại phần cháy sém dưới đáy nồi. Lúc này vẫn tiếp tục để lửa nhưng phải thường xuyên xoay nồi cơm cho chín đều. Lóc lấy phần cơm cháy, bẻ miếng vừa lớn gần bằng bàn tay và đem phơi khô.
Đơn sơ giản dị là thế nhưng cơm cháy làm xao xuyến bất cứ thực khách nào khi đến Ninh Bình. Nó còn là một đặc sản, món quà gửi gắm cả tấm lòng của người dân cùng hương vị của mảnh đất này đến bạn bè và du khách gần xa.
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình
Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhưng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thường được dân gian coi là nổi tiếng nhất. Nó không chỉ mang theo dự vị ngọt ngào, thiết tha của những người yêu nhau trong sự đợi chờ mà còn lưu giữ và gửi gắm vào đó một thông điệp ngọt ngào: “hãy vươn lên trong cuộc sống, luôn mở rộng vòng tay, hạnh phúc sẽ đến”.
Nếu đặc sản dê núi đá đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, thường xuất hiện tại những trung tâm ẩm thực lớn của đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long…Rượu Kim Sơn nổi tiếng với hương vị đặc trưng và “sức mạnh” có thể làm gục ngã bất cứ “tay chơi” sành sỏi nào. Thì cơm cháy, thứ đặc sản hàng trăm năm của mảnh đất Cố đô lại là món quà độc đáo cho du khách thập phương khi tới đây thăm quan.
Leave a Reply
View Comments