Chuồng Cọp Mỹ

Chuồng cọp kiểu Mỹ hay còn gọi là trại Phú Bình với các dãy phòng giam nhỏ hẹp và ẩm thấp được xây dựng vào năm 1971. Nơi đây chủ yếu tra tấn tù nhân về tinh thần. Là nơi nhận được tin Sài Gòn giải phóng đầu tiên.

 

Lối vào Chuồng cọp Mỹ – Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu

 

Chuồng Cọp Mỹ tổng diện tích: 25.788m2, tên gọi đầu tiên là trại VII, sau đó gọi là trại Phú Bình. Bao gồm 4 khu: AB, CD, EF, GH, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy 48 phòng biệt lập. Một trại giam điển hình kiểu Mỹ, do chuyên gia Mỹ thiết kế, thầu Mỹ xây dựng (hãng thầu RMK) bằng đô la mỹ viện trợ. Đây là trại giam khắc nghiệt nhất trong giai đoạn cuối cùng của nhà ngục này. Mỹ ngụy dùng cả yếu tố bất lợi của thiên nhiên vào việc đày ải con người. Chưa cần đến đòn roi, Chuồng Cọp Mỹ đã hành hạ người rất tinh vi, chết dần chết mòn bởi lối kiến trúc Mỹ nên gọi là Chuồng Cọp Mỹ.

 

Chuồng Cọp được xây dựng kiên cố, các cửa đều được làm chắc chắn bằng song sắt – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Côn Đảo

 

Trên có song sắt tương tự như Chuồng Cọp Pháp nhưng không có hành lang bên trên. Thay vào đó là mái tôn thấp, trời nắng hắt xuống như thiêu như đốt. Trong phòng giam không có bệ , tù nhân nằm dưới nền nhà hứng chịu khí ẩm ướt, khí đất xông lên khi chuyển về khuya. Tù nhân phải tiểu tiện vào thùng gỗ, mỗi khi tù nhân đấu tranh chúng phạt không cho đổ thùng vệ sinh, ba hôm năm hôm hay kéo dài hàng tuần lễ hoặc lâu hơn nữa…Phân và nước tiểu bê bết trên mình của 8 đến 10 người tù trong một phòng biệt giam khoảng 5m2. Khi ấy nhà giam đã biến thành nhà cầu. Sống trong cảnh ấy ngày này qua ngày qua ngày khác thì chẳng khác nào trong địa ngục. Chưa kể buổi trưa nắng như thiêu như đốt với mùi ô uế xông lên, bọn trật tự mở cánh cửa sắt ra kiểm tra rồi đóng dập lại thật mạnh, tiếng kêu dôi lên đinh tai nhức óc khi chúng lần lượt kiểm tra 48 phòng giam trong một dãy, và kiên tiếp 8 dãy với 384 lần dội vào đầu vào lồng ngực của tù nhân.

 

Các chiến sĩ kiên cường phải chịu cảnh sống trong địa ngục nhưng vẫn một lòng trung thành với đất nước – Ảnh: Sưu tầm

 

Cùng với trại VI Khu B, Trại VII là nơi tập trung số tù chính trị chống đối, trở thành trung tâm phong trào đấu tranh của tù chính trị Côn Đảo trong giai đọan 1973-1975.

 

 

Phòng giam gần như không được nhìn thấy mặt trời, chỉ có chút ánh sáng từ phía ô cửa gần mái che – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu

 

Tù nhân bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần – Ảnh: Sưu tầm

 

Côn Đảo ngày 30/4/1975

Nguyên nhân dẫn đến việc người tù tự giải phóng và tiếp thu Côn Đảo là, vào ngày 29/4/1975 khi hay tin Sài Gòn giải phóng thì ở Côn Đảo, các chúa đảo, cố vấn Mỹ và cai ngục đã nhanh chân tẩu thoát bằng canô và trực thăng để đến những chiến hạm Mỹ đang chờ chực ngoài khơi. Lúc bấy giờ cả đất trời Côn Đảo như náo loạn. Tiếng ì ầm của hàng chục máy bay trực thăng, và tiếng kinh hoàng tháo chạy dẫm đạp lên nhau để thoát thân của những tên giám thị, cai tù cùng những tiếng la í ới của vợ con họ, làm cho cảnh hoảng loạn càng khẩn trương, nhốn nháo hơn.

Trong khi đó, bên trong các trại tù, người tù không hề hay biết bên ngoài có biến động. Tuy nhiên, qua những khe kẽ vốn rất hiếm hoi ở nhà tù, họ rất ngạc nhiên, vì hằng ngày, lúc nào cũng có bọn cai tù, giám thị đi qua đi lại để kiểm tra, theo dõi những hành động của người tù; nay vì sao tự nhiên tất cả đều biến mất? Sự im lặng đáng sợ ấy bao trùm tất cả các trại tù. Và, tiếng động cơ ì ầm, tiếng kêu la í ới vô cùng hỗn độn kia chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định, để rồi sau đó bỗng nhiên ngừng hẳn. Tất nhiên người tù vẫn không thể đoán biết chuyện gì sẽ xảy ra. Bằng cảm tính, họ đều nghĩ rằng bọn cai tù đang chuẩn bị triển khai một cuộc đàn áp mới sẽ diễn ra vào ngày 1/5, chắc khủng khiếp lắm! Không ai bảo ai, tất cả đều trong tư thế chuẩn bị tinh thần để đối phó với đòn roi, khủng bố…

Sáng ngày 30/4, không khí vẫn rất ngột ngạt, hoang mang. Tuy nhiên, tất cả những người tù đều tập trung suy nghĩ kế hoạch đấu tranh thực hiện việc tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngay trong sáng hôm sau.

Cho đến gần giữa đêm ngày 30/4/1975, khoảng 22h, ở phòng 20, khu H (trại 7, Phú Bình) – nơi giam giữ những người tù lãnh đạo, bỗng nhiên có tiếng đập cửa rất dồn dập. Họ nhìn ra, thấy những người giám thị cùng với linh mục Phạm Gia Thụy và Đại úy Kiều Văn Dậu, đến báo cho người tù biết tình hình bên ngoài Côn Đảo như thế, đồng thời cho hay, tên chúa Đảo, bọn cai tù, những tên trật tự đều đã tẩu thoát. Họ còn cho biết thêm, hiện những tên tù thường phạm đã lợi dụng thời cơ, thừa lúc tình hình hỗn độn, nổi lên cướp phá, giết heo gà, ăn nhậu, gây náo loạn khắp nơi trên đảo.

 

Xem thêm: Tour du lịch Côn Đảo – Vũng Tàu

 

Họ đến để mời anh em ra bàn bạc cách giải quyết ổn định tình hình. Cảnh giác thủ đoạn mờ ám của địch, anh em nhất định không tin, vì chưa có một bằng chứng nào cụ thể về việc Sài Gòn cũng như Côn Đảo đã được giải phóng. Tất nhiên càng không tin bọn ác đã tẩu thoát hết. Thế là để có cơ sở xác định thông tin và hỗ trợ đắc lực cho những người tù, Kiều Văn Dậu và giám thị Nguyễn Văn Trương tức tốc mang chiếc radio đến trao cho những người tù để tự họ rà lấy Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sau khi nghe, tù nhân đã quyết định hành động, chớp thời cơ giải phóng vào lúc 1 giờ sáng ngày 1/5/1975. Đảo Ủy lâm thời đã được thành lập tại đây. Đến 8 giờ sáng ngày 1/5/1975 tù chính trị hoàn toàn làm chủ Côn Đảo. Côn Đảo chấm dứt “Địa ngục trần gian” sau 113 năm (1862-1975).

Lịch sử đã qua đi để đến hôm nay, lớp lớp người Việt Nam, khi nhắc đến Côn Đảo, ai cũng phải thổn thức mong muốn đến Côn Đảo một lần để tận mắt chứng kiến và cảm nhận những mất mát đau thương anh dũng của hơn 20.000 chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo…

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.