Cầu Cổng Vàng San Francisco bắc qua Vịnh San Francisco đã được tôn vinh là một trong “Bảy Kỳ quan thế giới hiện đại”. Với lòng đam mê và sự dũng cảm của kỹ sư tài năng Joseph Strauss người Chicago, cây cầu này đã được xây dựng với vẻ đẹp vượt thời gian.
Cầu Cổng Vàng San Francisco – Cây cầu gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử
Để thuận tiện trong việc vận chuyển lương thực, hàng hóa và mở lối vào vịnh San Francisco với mọi người, người ta đã suy nghĩ đến việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển nối Thái Bình Dương với San Francisco. Tuy nhiên, sau một quá trình nghiên cứu của các chuyên gia, vào năm 1930, ý tưởng này đã nhận được sự phản đối gay gắt. Điều này xuất phát từ việc eo biển này rộng 1600m và sâu 90m, rất khó để có thể xây dựng một cây cầu. Điều này chưa kể đến khu vực này còn nằm trong tâm chấn của vụ động đất đổ bộ vào San Francisco vào năm 1906, gây ra cái chết của hơn 3.000 người và để lại thiệt hại nặng nề cho nước Mỹ, đã gây chấn động thế giới.
Các chuyên gia đã đo được tốc độ gió thổi ở đây rất lớn, lên đến 100km/h với vận tốc dòng chảy thủy triều là 7.5 hải lý/ giờ, sương mù bao phủ quanh năm nên chi phí để xây dựng là một con số khổng lồ 100 triệu USD. Mức phí ấy quá lớn so với nền kinh tế của Mỹ. Vì vậy, vấn đề cấp thiết lúc bấy giờ là làm sao để cây cầu ấy được xây dựng với một mức chi phí thấp hơn nhiều. Đứng trước một vấn đề vô cùng khó khăn như vậy, kỹ sư Joseph Strauss với kinh nghiệm xây dựng ơn 400 cây cầu khác nhau trên toàn nước Mỹ đã đứng ra thầu cả dự án này với mức chi phí chỉ bằng 1/3 ban đầu, chỉ khoảng 35 triệu USD.
Tưởng chừng sóng gió đã được giảm bớt, nhưng không, việc xây dựng cầu Golden Gate đã vấp phải sự phản đối và kiện tụng của các cơ quan nhà nước và người dân. Cục Chiến tranh thì lo ngại rằng nó sẽ cản trở giao thông đường thủy, chặn lối vào của căn cứ quan trọng của nước Mỹ. Bên cạnh đó, tập đoàn đường sắt Nam Thái bình Dương thì cho rằng Cầu Cổng Vàng San Francisco sẽ chặn con đường làm ăn đang chiếm ưu thế trên thị trường của họ.
Người kỹ sư này lại một lần nữa, dành ra 10 năm để đi kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng Bắc California và giới kinh doanh dịch vụ phà. Trải qua bao sóng gió, thăng trầm, người kỹ sư tài ba này cuối cùng cũng được mọi người chấp thuận. Dự án này đã thu hút được không ít nhà đầu tư chịu chi, trong đó có ông chủ sáng lập ra San Francisco Bank.
Ánh sáng của cầu cổng vàng San Francisco phía cuối con đường
Khi Joseph Strauss đang định khởi công xây dựng thì một lần nữa vấp phải sự phản đối của chính quyền địa phương. Họ chỉ chấp nhận bản thiết kế cầu treo và bắt buộc kỹ sư phải thay đổi thiết kế ban đầu. Không lâu sau, giáo sư Charles Alton Ellis trực tiếp kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà thiết kế cầu, kiến trúc sư đến nhà khoa học và cũng chính ông đã đứng ra lãnh đạo.
Do Joseph Strauss không có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế cầu treo nên kiến trúc sư Irving Morrow đảm nhận trách nhiệm thiết kế hình dáng tổng thể của tháp cầu, hệ thống đèn chiếu sáng và thiết bị trang trí. Ông đã thay sơn phủ cho toàn bộ cây cầu từ màu xám thành màu da cam.
Hành trình xây dựng Cầu Cổng Vàng San Francisco
Ngày 05/01/1933, Cầu Cổng Vàng San Francisco bắt đầu khởi công xây dựng với mức chi phí ban đầu là 35 triệu USD. Trải qua quá trình xây dựng gian lao và nguy hiểm, tháng 04/1937 cây cầu được hoàn thành với chi phí thực thấp hơn 1.3 triệu USD so với dự tính ban đầu.
Kỹ sư Joseph Strauss là nòng cốt của công trình này, ông đã trực tiếp lãnh đạo và giám sát quá trình thi công tỉ mỉ. Cột trụ chính cao 33m và được xây sâu từ dưới đáy biển. Tưởng chừng đơn giản nhưng giàn giáo xây dựng đã đổ hai lần, một lần do va chạm với tàu vận tải, một lần bị bão tàn phá. Không những vậy, với dòng nước chảy xiết như vậy, giai đoạn làm việc dưới nước chỉ có thể diễn ra bốn lần trong ngày, mỗi ngày 20 phút.
Với sự hy sinh không hề nhỏ của những người công nhân xây cầu, có người tai nạn, có người liệt, thậm chí là hi sinh cả mạng sống, đến năm 1934, hai móng cầu khổng lồ cao 227m được hoàn thành trước Giáng Sinh. Sau hơn 4 năm lao động vất vả, Cầu Cổng Vàng San Francisco sừng sững với bộ quần áo màu cam cùng cả triệu tấn thép trên mình. Tính đến năm 1937, đây được đánh giá là cây cầu treo dài nhất thế giới, là biểu tượng của niềm tự hảo của người dân sinh sống trên vịnh San Francisco và trên toàn nước Mỹ.
Lễ khánh thành Cầu Cổng Vàng San Francisco đi vào lịch sử
Với sự hân hoan và đón chờ của người dân trên toàn nước Mỹ, lễ khánh thành Cầu Cổng Vàng San Francisco được kéo dài cả một tuần lễ, bắt đầu từ ngày 17/05/1937. Hơn 200.000 đã đổ về đây để đi bộ khám phá hết công trình làm nên kỳ tích này. Toàn bộ học sinh của các trường, các nhân viên công sở và văn phòng đều được nghỉ. Đúng 6 giờ sáng, khi tiếng còi thông cầu vang lên 200.000 người diễu hành dưới màn pháo hoa hoành tráng.
Sau hơn một thập kỷ không ngại mưa gió để kêu gọi sự thuyết phục từ mọi người, sức khỏe của kỹ sư vĩ đại Joseph Strauss đã bị tàn phá nặng nề. 4 năm xây dựng cầu tiếp theo, ông cố theo theo sát cả quá trình xây dựng không rời mắt. Vì vậy, sau khi cây cầu chính thức đi vào hoạt động, ông đã vắng mặt suốt 6 tháng trời để nghỉ dưỡng và hồi phục sức khỏe. Không khoa trương như người khác, trong buổi lễ khánh thành, ông chỉ một nói một câu ngắn gọn bằng giọng yếu ớt: “Cây cầu này không cần lời khen ngợi. Tự thân nó nói lên tất cả”. Ngày nay, cùng với nhà Trắng hay tượng Nữ Thần Tự Do, Cầu Cổng Vàng chính là điểm du lịch Mỹ nổi tiếng nhất định phải ghé thăm.
Leave a Reply
View Comments