Chùa Vĩnh Khánh thuộc cụm di tích lịch sử – văn hoá đình – đền – chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ thời nhà Lý (triều Lý Thánh Tông) đầu thế kỉ thứ XI là một công trình kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, di sản văn hoá vật thể có giá trị của Thủ đô.
Chùa thường gọi là chùa Then, tọa lạc ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Vĩnh Khánh được dựng từ thời Lý. Ngôi chùa hiện nay mới được xây dựng. Đặc biệt, tháp Bình Sơn hay tháp Then là một công trình kiến trúc bằng đất nung từ thời Trần được dựng giữa sân trước cửa chùa. Tháp hiện còn 11 tầng, cao 15m. Tháp đã được Vụ Bảo tồn Bảo tàng cho đại tu vào năm 1973.
Toàn cảnh tháp Bình Sơn – Ảnh: Sưu tầm
Sách Mỹ thuật của người Việt (Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng, Hà Nội, 1989) cho biết, nhiều đợt trùng tu làm xáo trộn gạch ở các tầng. Ở tầng 9 có viên gạch ghi 13 tầng. Tháp có cạnh đáy 4,45m, cạnh tầng 11 là 1,15m; khối trụ tháp rỗng lòng, các mặt đều có hoa văn trang trí như rồng, quầng sáng lá đề, sư tử hí cầu, hoa dây…
Sách Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ thuật Phật giáo (Chu Quang Trứ, Hà Nội, 1998) cho biết về xây dựng, tháp Bình Sơn liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên, nhờ kết hợp và phù hợp với cảnh trí chung quanh.
Những viên gạch ốp có hoa văn rất đẹp – Ảnh: Sưu tầm
Về trang trí, tháp Bình Sơn đã vận dụng mọi chi tiết trang trí phủ kín khắp mọi phía. Tháp được bố cục chặt chẽ và cân xứng, được trang trí cân đối, mạch lạc và khúc triết. Rồng trang trí ở tháp luôn đưa một chân trước lên vuốt tóc theo kiểu rồng vuốt râu thời Lê. Cánh sen trên tháp khác xa cánh sen thời Lý, nhưng lại rất gần cánh sen thời Trần, đặc biệt là ở tháp Phổ Minh. Một loạt hoa văn trang trí khác trên tháp như cúc dây, con sơn… đã cho biết đây là một ngôi tháp có niên đại thời Trần.
Xem thêm: Tour du lịch Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Đế tháp hình hoa sen – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vĩnh Phúc
Theo lịch sử ghi lại, thì cứ trung bình 100 viên gạch mộc, mới chọn được một viên đúng mẫu và nung bằng rơm 48 viên đúng mẫu đó, mới chọn được một viên đạt yêu cầu. Riêng việc làm gạch để bổ sung cho những viên vỡ, cũng phải mất 2 năm và tốn hàng chục vạn viên gạch mộc. Quả là một kỳ công vĩ đại.
Mặc dù, những năm chiến tranh lửa đạn, tòa tháp được các nhà khoa học, sử học quan tâm hết mực, thế nhưng, giờ đây, tòa tháp lại có vẻ đang bị quên lãng. Công trình nghệ thuật có thể nói là cực quý, cực đẹp, có tuổi rất cổ này lại chưa được nghiên cứu, chưa được biết đến nhiều.
Leave a Reply
View Comments