Chùa ban đầu là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định dựng vào năm 1843, lúc ngài đã 60 tuổi, từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng về đây tu hành và chăm sóc mẹ già 80 tuổi. Ngài họ Nguyễn, người thôn Trung Kiên, tổng Bích La, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị, sinh năm Giáp Thìn (1784). Bảy tuổi vào kinh xuất gia ở chùa Báo Quốc. Năm 1817, ngài trụ trì chùa Báo Quốc. Đến năm 1830, được ban giới đao độ điệp để làm trụ trì quán Linh Hựu, tăng cang chùa Giác Hoàng.
Mặt tiền chùa – Ảnh: Sưu tầm.
Cảnh chùa hồ bán nguyệt – Ảnh: Sưu tầm.
Năm 1848, ngài Hải Thiệu – Cương Kỷ đã được các vị thái giám Dương Oai, Đặng Tín, Nguyễn Khanh và cung giám đã tổ chức tái thiết, mở rộng ngôi chùa. Chùa được vua Tự Đức ban tấm biển Sắc tứ Từ Hiếu Tự và được Hiệp Biện Đại học sĩ linh Thượng thư Bộ Hình Nguyễn Đăng Giai làm bài văn khắc vào bia đá năm 1849.
Cảnh chùa tĩnh lặng – Ảnh: Sưu tầm.
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Huế
Chùa được tiếp tục trùng tu, chỉnh trang vào các năm 1865, 1894, 1931, 1962, 1971…
Cổng tam quan xây kiểu vòm cuốn hai tầng có mái, phía trên thờ tượng Hộ Pháp. Bên trong cổng là hồ bán nguyệt thả hoa sen, hoa súng được xây năm 1931. Chùa kiến trúc hình chữ “khẩu” với kiểu nhà trùng thiềm. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ tượng Tam Thế Phật.
Lăng mộ Thái giám triều Nguyễn trong khuôn viên chùa – Ảnh: Sưu tầm.
Xem thêm: Các khách sạn gần chùa Từ Hiếu
Chùa có 8 tấm bia, như: An Dưỡng am Nhất Định Hòa thượng hành thự bi ký (1848), Sắc tứ Từ Hiếu tự bi ký (1849), Trùng tu Từ Hiếu tự bi ký (1885)…
Chùa là một ngôi Tổ đình ở Huế. Trước đây, chùa là một trong những nơi ấn hành kinh, luật của Phật giáo. Nhiều bản khắc in kinh còn lại như: Phật thuyết báo phụ mẫu trọng ân kinh, Pháp Bảo Đàn kinh… Trụ trì chùa là Thượng toạ Thích Chí Mậu.
Leave a Reply
View Comments