Nằm cuối đường Thanh Niên, trên bán đảo phía đông hồ Tây, Trấn Quốc được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất đất kinh kỳ với 1500 năm tuổi. Ngôi chùa được người dân ca tụng “danh thắng bậc nhất đất kinh kỳ” này không chỉ mang những những nét đẹp về lịch sử, kiến trúc mà còn mang những nét đẹp về điêu khắc, tâm linh, phù hợp với ước vọng của người Việt.
Chùa Trấn Quốc trong cái không gian xanh giữa lòng Hà Nội – Ảnh: TienDP
Chùa Trấn Quốc gắn liền với nhà nước Vạn Xuân, nhà nước đầu tiên của Việt Nam nên khi mới ra đời, chùa có tên là chùa Khai Quốc. Ngôi chùa cổ này xưa kia thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt, vào đời Lý và đời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.
Trấn Quốc – ngôi chùa gắn liền với dòng lịch sử – Ảnh: Anthonli
Trải qua rất nhiều đợt trùng tu, diện mạo của chùa có nhiều thay đổi. Song quy mô và kiến trúc còn giữ được đến nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1815 với một diện tích khá rộng khoảng hơn 3.000m 2, gồm một vườn tháp phía mặt tiền, nhà tổ, nhà khách, hai dãy hành lang tả hữu và thượng điện.
Tòa tháp chính uy nghi giữa trời – Ảnh: manuela.martin
Tòa tháp chính chùa Trấn Quốc với những mái cong Á Đông đậm nét – Ảnh: An Le
Một góc vườn tháp trong chùa – Ảnh: An Le
Khoảng sân nơi Chính điện Tam Bảo – Ảnh: Tobias Scheel
Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang nét đẹp đặc trưng riêng. Đáng nói nhất là pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Tượng vàng trong chính điện – Ảnh: Anthony Coronado
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Với giá trị lịch sửa và kiến trúc lại tọa lạc trên một mảnh đất đắc địa đó, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng mà còn được xem là danh thắng bậc nhất đất kinh kì, lưu giữ những nét đẹp đậm nét Á Đông.
Những nét đẹp kiến trúc đậm chất phương Đông chùa Trấn Quốc – Ảnh: Nir Sinay
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Ngôi chùa mang những nét đẹp về điêu khắc, tâm linh, phù hợp với ước vọng của người Việt. Không chỉ có những người tìm đến chùa với lòng thành tâm hướng tới đạo phật, nghiên cứu các nét kiến trúc độc đáo mà còn đến tìm cảm giác tĩnh lặng của lòng mình. Đến đây, người ta mong muốn được thả hồn vào cái hư vô thanh tịnh, vượt qua cả thời gian, không gian, tạo vật.
Lối vào Trấn Quốc, chiều bình yên – Ảnh: P,A,S,M
Ngôi chùa giữa lòng thủ đô, ẩn mình giữa vườn cây xanh tốt; nơi con người và thiên nhiên gắn bó, hòa quyện; chốn cửa thiền thanh tịnh, u nhã khiến ta chợt nhớ tới một câu thơ trong bài thơ của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây lá;
Sư cụ nằm chung với khói mây…
Vẻ thanh tịch của ngôi chùa khi nhìn từ phía xa – Ảnh: Jonathan Danker
Nơi chùa Trấn Quốc, trong từng những mái ngói rêu phong cổ kính, trong từng nét chạm trổ nổi lên trên từng thớ gỗ trong mỗi nếp nhà bình yên, trong từng nét chữ xưa trên bia đá ta nghe như lắng đọng dư vị của thời gian mang hồn xưa của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, có nét uy nghi mà vẫn rất đỗi giản dị, khiêm nhường.
Trấn Quốc bên Hồ Tây là bức tranh thủy mặc thấm đẫm thời gian và khí chất Thăng Long – Ảnh: Mr_Phieu
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá tốt
Tách biệt với những ồn ã xung quanh, tách biệt với những sắc – màu đủ loại từ cuộc sống, tìm về Trấn Quốc trong một buổi chiều Đông, ta sẽ bắt gặp lòng mình đầy những thảnh thơi, tĩnh tại.
Iki Oleo – Kinhnghiemditour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.
Leave a Reply
View Comments