Chùa Quan Âm tọa lạc ở số 378 đường Trường Chinh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Thích Đổng Quang khai sơn vào năm 1965 mang tên Quan Âm Bảo điện, sau đổi tên thành chùa Quan Âm. Chùa đã được trùng tu vào năm 1971 và năm 1995.
Chùa Quan Âm Gia Lai – Ảnh: Sưu tầm
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Án thờ trên cao tôn trí tượng Tam Thế Phật. Đặc biệt, pho tượng lớn thờ ở án giữa là tượng Bồ tát Quan Âm, án hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng.
Chùa Quan Âm được thành lập vào năm 1957 và đã trải qua gần 50 năm không có trụ trì, khuôn viên chùa nhỏ hẹp trong phạm vi trên 20 m2, trải qua bao năm tháng, ngôi già lam đã xuống cấp rất nhiều. Đến năm 2005 khi nhân duyên đã hội đủ, ĐĐ. Thích Quang Dũng đã được bổ nhiệm về trụ trì chăm lo các công tác Phật sự và hướng dẫn bà con Phật tử nơi đây tu học.
Với tinh thần nhiệt huyết của một vị Tăng sĩ trẻ, chỉ trong thời gian gần sáu năm, Đại đức đã không quản ngại khó khăn từng bước xây dựng, trùng tu, tôn tạo từng công trình nơi đây biến một vùng đồi hoang vu cô tịch không người lui tới thành chốn thiền môn thanh tịnh trang nghiêm với ngôi bảo điện được xây dựng rộng rãi, cùng khu nhà tây làm nơi sinh hoạt cho Tăng chúng và Phật tử với tổng kinh phí xây dựng gần 7 tỷ đồng.
Đại đức Thích Quang Dũng tại Chùa Quan Âm Gia Lai – Ảnh: Sưu tầm
Tinh thần dấn thân cùng với một trái tim mang đầy nhiệt huyết của một vị tu sĩ trẻ dường như đã “cảm” được các Phật tử mạnh thường quân tại Tp.HCM, do vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó Đại đức đã có điều kiện tôn tạo xây dựng tượng đài Đức Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết bàn lộ thiên, với tổng diện tích mặt bằng là 700m2, diện tích xây dựng là 400m2, bệ tượng đài được dùng làm giảng đường và văn phòng, trong lòng bảo tượng dùng làm mật thất, tổng độ cao 12m, bảo tượng dài 23m với tổng kinh phí là 2,5 tỷ đồng do Công ty tư vấn thiết kế Anh Tuấn đảm trách, với lối kiến trúc thoáng rộng làm nơi thính pháp tu học và chiêm bái cho đạo tràng.
Trước đó 2 năm, vào ngày 19/02 năm Kỉ Sửu, Đại đức đã tổ chức an vị tượng đài Bồ Tát Quán Thế Âm cao 22m tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng. Có thể nói, dù chỉ trong vỏn vẹn 6 năm nhưng Đại đức đã thật sự làm thay đổi lại khung cảnh nơi đây từ một vùng cao nguyên với bao khó khăn, trắc trở cho quá trình xây dựng thành một vùng đất trang nghiêm Phật cảnh, bà con Phật tử lại có nơi nương tựa tu học, ngôi già lam uy nghiêm giữa tiếng gió hát của đất trời.
Lễ khánh thành, an vị tượng đài Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn – Ảnh: Sưu tầm
Lễ khánh thành, an vị tượng đài Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Gia Lai
Có dịp đến Gia Lai, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Quan Âm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Leave a Reply
View Comments