Từ Thành phố Cần Thơ, xuôi dòng sông Hậu về phía hạ lưu cách thị trấn Trà Ôm không đầy một cây số, bạn sẽ thấy ở Tản Nhạn có một ngôi chùa cổ đứng giữa những tán tre già.
Chùa được dựng vào hậu bán thế kỷ XVIII. Thiền sư Hoằng Chỉnh ở Quảng Ngãi vào tu đã trùng tu chùa vào năm 1895 và 1910. Chùa được tiếp tục trùng tu và mở rộng dưới thời Hòa thượng Khánh Anh từ năm 1939 và Hòa thượng Thiện Hoa từ năm 1961 đến năm 1972.
Cổng chùa Phước Hậu – Ảnh: wikimapia
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vĩnh Long
Chùa được trùng tu năm 1995. Chùa có hai ngôi tháp đẹp nổi tiếng, là tháp Thiện Hoa và tháp Đa Bảo. Năm 1972, Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Thượng tọa trụ trì Thích Hoàn Phú đã cho xây tháp Thiện Hoa, thờ linh cốt của Ngài.
Tháp Đa Bảo được kiến tạo vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn và Xá lợi Phật. Tầng giữa thờ Pháp Bảo (một bộ kinh Pháp Hoa). Tầng dưới: Phía Đông thờ linh cốt Tổ Khánh Anh, phía Nam thờ linh cốt HT Thích Quảng Đức, phía Tây thờ linh cốt Tổ Khánh Hòa, phía Bắc thờ linh cốt Tổ Huệ Quang, trung tâm thờ đất Phật tại tám Phật tích ở Ấn Độ.
Bờ sông chùa – Ảnh: wikimapia
Lễ giỗ tổ Khánh Anh hàng năm vào ngày 29 và 30 tháng giêng Âm lịch trở thành ngày hội của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và dân chúng địa phương.
Đây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ. Giữa thế kỷ XIX nơi đây chỉ là một am nhỏ do các tu sĩ từ miền Trung vào đây lập nên. Nhờ công quả của các vị ấy cùng với dân làng Đông Hậu qua nhiều lần xây cất, trùng tu chùa Phước Hậu trở thành một thiền điện uy nghiêm.
Chùa Phước Hậu – Ảnh: wikimapia
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Vĩnh Long
Từ đời Hoà thượng Hoàng Chỉnh khai sơn năm 1910 ngôi chùa là một trong các Tổ đình của Thiền Tông Nam Tế ở Việt Nam. Gọi là Tổ đình bởi trong Tháp Đa Bảo của chùa Phước Hậu có thờ di cốt của các vị cao tăng từng lãnh đạo phong trào Phật giáo ở Nam Kỳ, một phong trào tiến bộ nhằm gắn đạo phật với truyền thống dân tộc và đời sống xã hội, đó là Thiền sư Khánh Hoà người khởi xướng phong trào đấu tranh Phật giáo vào năm 1930, Thiền sư Huệ Quang vị pháp chủ đầu tiên của Giáo hội, Thiền sư Khánh Anh pháp chủ đời thứ hai, vị thứ tư là Hoà thượng Thích Quảng Đức, nhà sư đã tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11/6 /1963 để phản kháng chế độ Ngô Đình Nhiệm được giới phật tử tôn vinh là Bồ Tát.
Hậu viện – Ảnh: wikimapia
Chùa Phước Hậu được dựng lên trên nền của một chiếc am tranh vào năm 1894 có tên là chùa Đông Hậu. Đến năm 1910 Phật tử địa phương đã thỉnh hòa thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì và đổi tên là Phước Hậu. Năm 1939 hòa thượng Hoằng Chỉnh viên tịch, đến năm 1942 bổn đạo thỉnh hòa thượng Khánh Anh từ chùa Long An ở Đồng Đế (Trà Ôn) về trụ trì chùa Phước Hậu. Đến năm 1961 hòa thượng Khánh Anh bấy giờ đang giữ chức Thượng Thủ giáo hội Tăng già toàn quốc chuẩn bị trùng tu chùa Phước Hậu thì hòa thượng viên tịch. Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì và bắt đầu xây dựng lại chùa từ năm 1962. Lúc này hòa thượng Thiện Hoa là viện trưởng giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất nên giao chùa Phước Hậu cho thượng tọa Hoàn Phú trông nom.
Chùa Phước Hậu hiện nay gồm nhiều công trình: chánh điện, trung điện, giảng đường và nhà sau. Chánh điện chùa Phước Hậu hình chữ “sơn”, ngó xuống sông Hậu. Mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa trang trí mô hình ngôi tháp bảy tầng cao chót vót. Nội điện trang trí đơn giản.
Phước hậu cổ tự – Ảnh: wikimapia
Phước Hậu cổ tự là tổ đình của Phật giáo dòng Lâm Tế. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa Phước Hậu là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Kinhnghiemditour.vn – Nguồn: tổng hợp
Leave a Reply
View Comments