Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự, một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo, là nơi gởi gắm tâm linh của người dân địa phương. Chùa Núi Một là một kiến trúc uy nghi nằm trên đỉnh núi, là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu
Từ năm 1960 ở nhà tù Côn Đảo, địch ra sức tăng cường mức độ bóc lột khổ sai bằng hình thức tổ chức “lao động cộng đồng” vào các ngày chủ nhật.
Tháng 4/1965, địch bắt tù nhân án chung thân bị cấm cố ở Trại 2 (Phú Hải) đi xây Chùa Núi Một, người tù phải khuân vật liệu: cát, đá, ximăng… từ dưới chân núi lên đỉnh núi. Tại hiện trường tù nhân phản đối quyết liệt, trật tự theo dõi, nhăn mặt nhưng không có phản ứng gì. Đến chiều khi về trại giam, địch không cho tù nhân tắm, cho ăn cơm như thường lệ mà bắt tù nhân chào cờ nhốt vào phòng giam, sau đó chúng thanh lọc ra 63 người cho là cốt cán, cầm đầu nhốt vào xà lim (hầm đá) Trại II, 63 người tù bị nêm chật trong 2 hầm đá xếp đứng hình như không còn chỗ cử động, không khí không đủ để thở, địch dùng bao bố bịt lổ thông hơi, hòng biến 2 hầm đá thành hai nấm mồ tập thể, nhiều người tù bị ngạt thở. Đồng chí Mai Văn Xinh quê Bến Tre đã bị chết ngạt tại hầm đá trại 2 vào ngày 01/5/1965 (hiện nay mộ đ/c yên nghỉ tại khu C Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo).
Sau năm 1975, chùa là nơi thờ Phật của người dân trên đảo, là công trình văn hóa nằm trong quần thể khu di tích lịch sử, danh thắng của huyện Côn Đảo, đã được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp tỉnh theo quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 04/12/2009.
– See more at: http://www.condaosky.com/chua-nui-mot.html#sthash.ntRCUOOW.dpuf
Từ năm 1960 ở nhà tù Côn Đảo, địch ra sức tăng cường mức độ bóc lột khổ sai bằng hình thức tổ chức “lao động cộng đồng” vào các ngày chủ nhật.
Tháng 4/1965, địch bắt tù nhân án chung thân bị cấm cố ở Trại 2 (Phú Hải) đi xây Chùa Núi Một, người tù phải khuân vật liệu: cát, đá, ximăng… từ dưới chân núi lên đỉnh núi. Tại hiện trường tù nhân phản đối quyết liệt, trật tự theo dõi, nhăn mặt nhưng không có phản ứng gì. Đến chiều khi về trại giam, địch không cho tù nhân tắm, cho ăn cơm như thường lệ mà bắt tù nhân chào cờ nhốt vào phòng giam, sau đó chúng thanh lọc ra 63 người cho là cốt cán, cầm đầu nhốt vào xà lim (hầm đá) Trại II, 63 người tù bị nêm chật trong 2 hầm đá xếp đứng hình như không còn chỗ cử động, không khí không đủ để thở, địch dùng bao bố bịt lổ thông hơi, hòng biến 2 hầm đá thành hai nấm mồ tập thể, nhiều người tù bị ngạt thở. Đồng chí Mai Văn Xinh quê Bến Tre đã bị chết ngạt tại hầm đá trại 2 vào ngày 01/5/1965 (hiện nay mộ đ/c yên nghỉ tại khu C Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo).
Leave a Reply
View Comments