Đặc biệt hiện chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý như chuông đồng đúc năm 1653 mang phong cách thời nhà Mạc có nhiều chạm trổ hoa văn rất tinh xảo, khánh đồng đúc 1733, 3 tấm bia đá cùng với khoảng 116 pho tượng gỗ phủ sơn rất quý có niên đại cuối thế kỷ XVII, XVIII và tượng của thế kỷ XIX, như tượng Tam Thế Phật, tượng Tuyết Sơn, tượng Bát Bộ Kim Cang, tượng Thập Điện Minh Vương, ở hành lang chùa có tượng Thập bát La Hán, đáng lưu ý là tượng vị Tổ Truyền đăng được tạc trên hòn đá tự nhiên. Một hiện tượng chưa bao giờ thấy trong nghệ thuật tạc tượng truyền thống của người Việt.
Một di sản văn hóa của thủ đô ngàn năm văn hiến
Chùa Pháp Vân không chỉ là nguồn sử liệu và hiện vật phong phú, quý giá, thực sự là một di sản văn hóa của thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Con nghê đá giống một con chó nằm chầu ở tam quan chùa Nành
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Chùa còn là địa chỉ danh thắng nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, lễ Phật nhất là dịp hội chùa vào ngày 4-6/2 Âm lịch hàng năm. Năm 1989 chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia. Đó là niềm vui không chỉ của nhân dân trong làng mà còn là niềm tự hào của văn hóa Việt.
Leave a Reply
View Comments