Chùa Huy Văn có từ cuối thế kỷ 15, tên chữ Dục Khánh tự, thuộc hệ phái Bắc Tông. Chùa là nơi ra đời của vua Lê Thánh Tông; được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996.
Cổng chính vô Chùa
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Nội
Chùa có thờ tượng Phật như mọi chùa khác, nhưng lại đồng thời thờ cả tượng và bài vị vua Lê Thái Tổ và vua Lê Thần Tông. Gian giữa thờ tượng và bài vị vua Lê Thánh Tông, bên phải là tượng Trường Lạc hoàng hậu (vợ Lê Thánh Tông). Bên trái tượng vua Lê Thánh Tông còn có tượng Quang Thục hoàng thái hậu (mẹ vua Lê Thánh Tông) là bà Ngô Thị Ngọc Giao (có tài liệu viết là Dao). Chùa này được xây dựng từ thời Lê Thái Tông (1434 – 1442) con trai vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Ngôi chùa cổ, một số tượng bày thờ nhưng là pho lịch sử đầy ấn tượng. Vì chính mẹ của Lê Thánh Tông khi mang thai thái tử Lê Tư Thành (vua Lê Thánh tông sau này) đã phải ra đây trốn tránh vì sự ghen ghét của hoàng hậu và nịnh thần, có tài liệu khác cho là lúc đó Lê Thánh Tông đã ra đời, còn nhỏ, tài liệu khác lại nói bà Ngô Thị Ngọc Giao sinh thái tử Lê Tư Thành ở đây. Còn con trai Lê Lợi (Lê Thái Tổ) là vua Lê Thái Tông lại chính là người mê Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi), để gian thần bày chuyện vua bị ngộ độc hay bị chết do ân ái với Nguyễn Thị Lộ bấy giờ đã là người vào triều đình dạy hoàng tử học. Vụ án Lệ Chí Viên từ thế kỷ 15 đến nay vẫn chưa phai nhòa. Nhung, ngay từ thời Lê Thánh Tông, chính vua Lê Thánh Tông khi làm vua đã xóa tan màn mây mù hắc ám để Nguyễn Trãi trở lại ánh sáng Ngôi sao Khuê, bỏ tai tiếng của “vụ tru di tam tộc” dã man nhất trong lịch sử dân tộc. Dục Khánh nguyên là điện để mẹ vua Lê Thánh Tông ở.
Chùa Huy Văn sau khi trùng tu
Ngày nay từ phố Tôn Đức Thắng (trước kia là phố Hàng Bột) du khách có thể vào chùa qua Tam quan mới mở ra ngõ Huy Văn, hoặc bằng lối cổng cũ ở ngõ Văn Chương. Trên hiên điện Huy Văn có dựng vào năm 1823 một tấm bia đá khác, đề “Trùng tu Huy Văn điện bi ký”. Theo lệ cổ, cứ đến ngày đức vua Lê Thánh Tông băng hà, dân làng tổ chức tưởng niệm trọng thể, rước kiệu lên đền thờ vua ở phố Hàng Hành. Ngày 26 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng lại tổ chức cúng giỗ Quang Thục Hoàng Thái hậu.
Văn bia cổ trong chùa còn ghi các đợt sửa lớn vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) và Tự Đức thứ 17 (1864). Trải qua với những biến động chính trị, thiên tai và chiến tranh suốt 5 thế kỷ, chùa Dục Khánh và điện Huy Văn đã được tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc “tiền Thần hậu Phật” (điện phía trước, chùa phía sau). Trong đợt đại trùng tu năm 2013-2014 các công trình chính đã được sửa lại hầu như hoàn toàn, tất cả cửa bức bàn và cột kèo của các nếp nhà một tầng đều làm bằng gỗ; riêng giảng đường cao ba tầng thì xây mới và sử dụng bê tông cốt thép.
Vườn tháp và giảng đường sau nhà Tổ chùa
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Phù điêu miêu tả vườn Lâm Tỳ Ni
Bái đường và hậu cung điện Huy Văn nối liền thành hình chữ “Nhị”. Tịnh xá và Trai đường nằm dọc hai bên hậu cung như hai hành lang nhỏ kéo xuống Tam bảo. Hành lang bên phải dựa lưng vào vườn tháp. Hành lang bên trái gối đầu vào cửa ngách thông ra cổng hậu cũ ở phía ngõ Văn Chương, chỗ có tượng hai vị Hộ pháp nhìn sang cổng đền Văn chỉ Hà Nội. Toà Tam bảo ở phía sau điện Huy Văn thì xây theo kiểu chuôi vồ, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian thượng điện, ngoài hiên treo bức hoành phi đề “Dục Khánh thiền tự”.
Điện Phật chùa Huy Văn
Xem thêm: Các tour giá tốt tại Hà Nội
Chùa Huy Văn được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996.
Leave a Reply
View Comments