Chùa Hội Phước có tên thường gọi là Chùa Cát tọa lạc ở số 153/2 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Hội Phước Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm
Chùa do ngài Phật Ấn – Quảng Hiển khai sơn. Ban sơ là chùa Phước Am bằng tranh tại hòn Hoa Sơn tức hòn Một, Nha Trang. Ngài Phật Ấn tịch năm 1786. Đến đời ngài Đại Thông – Chánh Niệm, đã dời chùa xuống đất bằng, cách Hoa Sơn 300m, trên một bãi cát mênh mông, nên người dân thường gọi là chùa Cát. Chùa do ngài Tánh Minh – Trí Quang trùng tu vào nửa đầu thế kỷ XIX và ngài Phước Tường trùng tu vào năm 1917. Thượng tọa trụ trì Thích Quảng Thiện đã tổ chức đại trùng tu với quy mô lớn từ đầu năm 1994.
Cổng Chùa Hội Phước Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm
Chùa Hội Phước Khánh Hòa đã qua nhiều lần trùng tu – Ảnh: Sưu tầm
Ngày nay bức thành ở mặt tiền đã đưa vào gần sát sân. Trước chùa chỉ còn một lối đi nhỏ hẹp, và bề mặt kia đã bị nhà cửa của đồng bào lấn vào sát tận vách. Cây me cổ thọ trước kia là của chùa mà nay đã đứng hẳn ra gần lề đường Hoàng Tử Cảnh ở giữa một đám nhà tôn. Và cây gạo ở sau chùa đã trở thành của sở hữu của người khác.
Vườn Chùa Hội Phước Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm
Chùa Hội Phước Khánh Hòa với nét cổ kính trang nghiêm – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Nha Trang Khánh Hòa
Ban sơ Ngài cất một tịnh thất bằng tranh tại hòn Hoa Sơn tức hòn Một, (ở Ngã Sáu, đầu đường Phước Hải hiện tại) tu theo xà duy hạnh, tức khổ hạnh đầu đà. Ngày mồng 9 tháng 12 năm Bính Ngọ tức năm Cảnh Hưng thứ 46 (1786) nhà Hậu Lê, ngài thiết lập hỏa đàn trà tỳ. Đệ tử thâu xá lợi, lập liên hoa tháp tại Hoa Sơn.
Chùa Hội Phước Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm
Sau đó Hòa thượng kế tục là ngài húy Đại Thông, hiệu Chánh Niệm dời chùa xuống đất bằng, cách Hoa Sơn chừng 300 thước, (nơi địa điểm hiện tại). Chùa lúc bấy giờ vẫn bằng tranh như lúc ở núi.
Đến đời thứ ba, ngài Tánh Minh hiệu Trí Quang Đại Lão Hoà Thượng mới cất ngói. Đó thuộc triều Minh Mạng (1820-1840)
Đến năm Duy Tân nguyên niên (1907) thì chùa không có người thừa kế. Làng sở tại là Phương Sài bèn thỉnh ngài Chơn Hương hiệu Thiên Quang Hòa thượng ở chùa Linh Sơn ngoài Vạn Giã vào trụ trì.
Đến triều Khải Định năm thứ hai (1917), lại thỉnh Hòa Thượng Phước Tường về trụ trì, vì ngài Thiên Quang phải trở về trụ trì chùa Linh Sơn
Tháp trong Chùa Hội Phước Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Khánh Hòa
Lúc bấy giờ chùa đã hư. Một người ký lục họ Nguyễn đứng ra tu bổ lại để cầu phước. Từ ấy đến nay, chùa chỉ sửa sang lại chút ít mà thôi. Vị trụ trì đương kim đã già yếu, bổn đạo lại ít, nên không đủ sức trùng tu.
Có dịp đến Nha Trang Khánh Hòa, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Hội Phước, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Leave a Reply
View Comments