Chùa Hòa Mã có tên chữ là Thiên Quang tự, thời Lê thuộc thôn Đổi Mã, phủ Phụng Thiên, đến thời Minh Mệnh đổi là thôn Hòa Mã, tổng Kim Liên, huyện Thọ Xương.
Theo truyền thuyết và tấm bia đá hiện còn sau chùa, người đứng ra xây dựng chùa là Đào Duy Từ vào thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1788), sau đó chùa được trùng tu lớn dưới thời Tự Đức, Thành Thái, đến năm 2008 được tu bổ tổng thể.
Chùa Hòa Mã nằm trong một hệ thống kiến trúc bao gồm đình – đền – chùa, được xây dựng trên 1 khu đất Cao Bằng phẳng, gọi là gò Kim Quy. Chùa quay hướng nam gồm các hạng mục: chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà khách.
Cổng trước của cả đền và chùa Hòa Mã – Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà Nội
Chùa chính kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tiền đường và thượng điện, tiền đường gồm 4 gian được làm lại vào năm Thành Thái thứ 17 (1905), thượng điện cũng gồm 4 gian được làm năm Tự Đức thứ 9 (1856), nhà khách 3 gian cấu trúc đơn giản, nhà tổ 5 gian. Giáp sau thượng điện là 2 tháp xây gạch để trần, gồm 3 tầng, là nơi chôn xá lị các vị sư tổ của chùa.
Lối vào Chùa
Hệ thống tượng chùa Hòa Mã đa dạng và phong phú, có giá trị về điêu khắc cao, gồm: 3 tượng dạng phù điêu Tam thế thời Lê, tượng Nam Tào, Địa tạng vương Bồ Tát, Quan âm Tống tử, Thập điện Diêm Vương, Bồ đề Đạt ma, 5 pho tượng tổ của chùa, …Ngoài ra chùa còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị bao gồm bia, chuông đồng thời Nguyễn, hoành phi, câu đối, bình gốm, …
Bàn thờ chính diện
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Ban thờ Chầu đệ Tam
Cung Đức Vua
Xem thêm: Các tour giá tốt tại Hà Nội
Với các giá trị tiêu biểu về Kiến trúc nghệ thuật, ngày 12 tháng 12 năm 1986, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra Quyết định số 235-VH-QĐ xếp hạng di tích cấp Quốc gia đối với cụm di tích Đình – Đền – Chùa Hòa Mã.
Leave a Reply
View Comments