Chùa Giám – danh lam cổ tích

Chùa Giám, tên chữ là Nghiêm Quang Tự, tọa lạc trên một thân đất đẹp bên hữu ngạn sông Thái Bình. Từ xưa, chùa Giám đã được liệt hạng Danh lam cổ tích, tương truyền khởi dựng từ thời Lý – Trần.

 

Chùa Giám - danh lam cổ tích
Chùa Giám – Hải Dương – Ảnh: Sưu tầm

 

 Xem thêm: Khách sạn gần chùa Giám

 

Chùa thường gọi là chùa Giám, tọa lạc ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Tương truyền chùa có vào thời Lý. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Trước đây, chùa ở ngoài đê sông Thái Bình. Sau năm 1971, chùa được dời vào địa điểm hiện nay. Chùa được cấu trúc theo kiểu tiền Phật hậu Thánh và kết thúc bằng tòa Cửu phẩm Liên Hoa 3 tầng mái. Chùa còn giữ nhiều di tích của thế kỷ XVIII – XIX, như tượng, đồ thờ tự, bia đá và đặc biệt là cây Cửu phẩm Liên Hoa, là một khối hộp gỗ 6 cạnh, 9 tầng, chạm cánh sen với nhiều họa tiết trang trí trên các trụ và tầng nền.

 

Chùa Giám - danh lam cổ tích

Cửu Phẩm Liên Hoa – Chùa Giám – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Thái Bình

 

Chùa Giám là một kiến trúc cổ đẹp hiếm thấy ở nước ta, có cả tam quan ngoài và tam quan trong. Qua tam quan ngoài một tầng, bốn mái, đi một đoạn tới tam quan trong hai tầng, tám mái, rồi vào sân chùa. Qua sân chùa, tới tòa tiền đường dài 18,9m, rộng 7,6m, gồm 7 gian với trái hạ xối, đao tàu, réo góc.

 

Chùa Giám - danh lam cổ tích
Chùa Giám – Di tích tín ngưỡng – Ảnh: Sưu tầm

 

Đây là nơi tưởng niệm Thiền sư Tuệ Tĩnh, một đại danh y của Việt Nam. Ông là người đứng ra hưng công xây dựng chùa, biến chùa thành cơ sở trồng dược liệu chữa bệnh cho dân. Nhớ ơn công lao đức độ của Thiền sư Tuệ Tĩnh, nhân dân xã Cẩm Sơn đã tạc tượng Ngài, đặt tại nhà Tổ của chùa.

 

Chùa Giám - danh lam cổ tíchKhám thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh – Ảnh: Sưu tầm
 
Xem thêm: Khách sạn ở Hải Dương
 
Danh lam cổ tích chùa Giám được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1974. Trước kia, lễ hội chùa tổ chức ở mức lễ hội văn hóa dân gian của một vùng quê. Đầu xuân 2001 Bộ Y tế và UBND tỉnh Hải Dương chủ trì lễ hội, cũng là để tưởng niệm, tưởng nhớ công đức của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Từ đó, hội xuân chùa Giám có thêm ý nghĩa mới.
 
Tại chùa Giám và nghè Giám còn lưu giữ rất nhiều cổ vật chứa đựng những giá trị văn hóa – lịch sử quý, có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống văn hiến của vùng quê Cẩm Sơn, Cẩm Giàng, Hải Dương.
 
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.