Chùa An Long

Chùa An Long tọa lạc sau lưng Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bên bờ sông Hàn, thuộc phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

 

Chùa do nhân dân trong vùng xây dựng vào năm 1657, có tên chùa Long Thủ. Ngôi chùa hiện nay được xây lại vào năm 1961, đổi tên là chùa An Long. Trong khuôn viên chùa An Long – cạnh bên Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm – có một tấm bia đá mang ý nghĩa như là một chứng cứ quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng, từng được giới sử học quan tâm nghiên cứu. Đó là bia chùa Long Thủ. Đây là một trong những các bia đá cổ nhất còn lại ở Đà Nẵng hiện nay.

 

Chùa An Long Đà Nẵng – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

Bia được làm bằng đá sa thạch, xám màu, kích thước được thu nhỏ dần từ dưới lên, tạo đỉnh tròn trông xa như hình một quả chuông úp. Chiều cao bia (tới đỉnh) là 1,25m, độ rộng mặt bia (tại đáy) là 1,2m, dày 0,21m. Cả hai mặt được chạy viền trang trí dây hoa lá, phần đỉnh có hình mặt trời đặt trong vòng lửa ngọn. Bia được khắc bài ký gồm 368 chữ Hán, dàn đều trên một mặt. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều chữ phần bị mưa mài mòn, phần vì bia đã bị gãy.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hải Châu – Đà Nẵng

 

Văn bia cho biết, bia được dựng vào ngày 1-4 năm Thịnh Đức thứ 5, đời vua Lê Thần Tông (1657), sau khi đã hoàn thành việc phật sự. Tác giả bài ký là ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám người làng Hải Châu, phủ Điện Bàn. Một điều là là trong khi tiêu đề bài văn là “Thủ Long tự lập thạch bi” nhưng, không hiểu sao H.Cosserat và nhiều người cho đến bây giờ vẫn quen gọi là Long Thủ.

 

Theo bài ký, xưa kia, ở vùng đất làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn đức Phật thường hiển linh cứu độ cho nhiều người; cũng có lúc xuất hiện những điều kỳ diệu dưới hình tượng đầu rồng. Cho là nơi tụ khí linh thiêng, dân làng Nại Hiên cùng nhiều vị chức sắc địa phương, từ vợ chồng Cai thuộc Hội chủ Nguyễn Văn Châu, vợ chồng Cai hợp Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Lễ, Lại ty Ty Tướng Thần Lại Trần Hữu Kỷ, xã trưởng Phạm Văn Ngao đến hết thảy dân làng đều đồng tình dựng lên một ngôi chùa mới, tại khu đất do ông Trần Hữu Lễ dâng hiến. Ông Hội chủ cùng với các thiện nam tín nữ hết lòng mộ đạo ra công góp sức xây dựng tòa chánh điện, tạc tượng đúc chuông, dựng lầu chuông gác trống để làm nơi lễ Phật. Ngoài việc trên, nhiều tín chủ đã bỏ tiền mua hơn ba mẫu ruộng tại vùng Cửa Đình, Giếng Vũng để cúng vào chùa.

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Đà Nẵng

 

Qua thời gian và chiến tranh, dấu vết của ngôi chùa xưa nay đã không còn. Nhưng qua văn bia, chúng ta khẳng định được rằng, chùa An Long ngày nay có lịch sử bắt đầu từ chùa Long Thủ, mặc dù ngôi chùa này mới được xây dựng vào giữa thế kỷ 20.

 

Bia chùa ngày trước nói chung là di vật có ý nghĩa nhất định trong tổng thể di sản văn hóa dân tộc. Về hình khối và đường nét nó chứa đựng giá trị của một tác phẩm điêu khắc trang trí, nhưng có lẽ ý nghĩa hơn cả là ở bài văn được chạm khắc vào bia mang giá trị của một nguồn sử liệu tin cậy, giúp chúng ta tìm hiểu hoặc có thể làm rõ hơn nhiều vấn đề liên quan về tôn giáo, lịch sử, văn hóa, xã hội… vào những thời điểm nhất định. Bia chùa Long Thủ hẳn cũng là một di vật như thế.

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Đà Nẵng

 

Có dịp đến Đà Nẵng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh chùa An Long, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.