Cầu Rạch Miễu

Cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, Đây là cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và xây dựng.

 

Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà hiện hữu khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là chiếc cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long và Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư VN thiết kế và thi công theo công nghệ mới.

 

Cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, thi công – Ảnh: Sưu tầm

 

Rất khó có cây cầu nào như cầu Rạch Miễu, đứng trên cầu mà hướng về biển Đông sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại, hợp thành “Tứ linh” giữa sông nước mênh mông. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng tạo nên một quần thể sinh động.

 

Cầu Rạch Miễu nhìn từ bãi bồi bên dưới

Cầu Rạch Miễu nhìn từ bãi bồi bên dưới – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn gần Cầu Rạch Miễu

 

Có tổng chiều dài 8.331m, kể cả đường dẫn hai đầu cầu, phần cầu chính có tổng chiều dài 2.868m, gồm 3 cầu: cầu số 1 (cầu chính) có kết cấu dây văng nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, bắc qua cù lao Thới Sơn, gồm 3 nhịp: 117m – 270m – 117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m, cầu số 2 và số 3 có kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, dài 990m gồm các nhịp có chiều dài tới 90m, chiều cao tĩnh không thông thuyền là 7m, các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực chiều dài mỗi nhịp 40m.

 

Niềm tự hào của tỉnh Bến Tre

Niềm tự hào của tỉnh Bến Tre – Ảnh: Sưu tầm

 

Chiều rộng mặt cầu 12m, phần cầu dây văng rộng 15m, bao gồm 4 làn xe: 2 làn xe ô tô, 2 làn xe máy lưu thông 2 chiều và có phần đường dành cho người đi bộ, tải trọng cầu 30 tấn. Ngày 30/4/2002, Bộ Giao thông – Vận tải tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình cầu Rạch Miễu và khánh thành ngày 19/1/2009, kết thúc quá trình hơn 6 năm xây dựng với nhiều biến cố, tai tiếng và nhiều lần lỗi hẹn.

 

Cầu Rạch Miễu sau hơn 5 năm đi vào hoạt động

Cầu Rạch Miễu sau hơn 5 năm đi vào hoạt động – Ảnh: Sưu tầm

 

Cơ sở cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre

Cơ sở cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Bến Tre

 

Vừa hết đoạn dây văng, cầu Rạch Miễu đổ xuống cồn Lân, còn gọi là cù lao Thới Sơn. Nhìn lên bản đồ, cù lao Thới Sơn như thể “long chầu” trong cung đình Huế, Thới Sơn đang sở hữu bốn cái “nhất”: tuổi đời cao nhất, diện tích lớn nhất, cũng được coi là đẹp và hài hòa nhất trong “Tứ linh”. Lịch sử mở đất của Thới Sơn thật hào hùng, có thể nói mỗi mảnh vườn, con rạch Thới Sơn đều ghi dấu chiến công của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm. Sang thế kỷ XX, nơi đây lại ghi đậm chiến công của các “dũng sĩ diệt Mỹ” trên vành đai Bình Đức nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Cây cầu trên mảnh đất Thới Sơn hào hùng

Cây cầu trên mảnh đất Thới Sơn hào hùng – Ảnh: Sưu tầm

 

Nằm kế cạnh cồn Lân là cồn Phụng, còn gọi là cù lao Tân Vinh, nơi có di tích đạo Dừa do Nguyễn Thành Nam lập nên từ những năm 60 thế kỷ XX. Trong “Tứ linh”, chỉ có cồn Thới Sơn và cồn Phụng là có đờn ca tài tử. Thiên nhiên lại khéo sắp đặt khi hai đầu cồn Thới Sơn và cồn Phụng hướng về cồn Rồng, phía xa bên kia của sông Tiền, người đời gọi là cù lao Tân Long. Cù lao Tân Long hình thành đã lâu, nhưng chỉ được khai thác chừng trăm năm nay. Để tránh bom đạn trong chiến tranh, người Bến Tre đã đến đây sinh sống và ngày nay Tân Long trở thành đơn vị hành chánh của thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang. Người em út trong “Tứ linh” là cồn Quy, mới được khai phá từ những năm 60 của thế kỷ XX, vẫn còn dấu vết hoang sơ, nhưng không kém phần hấp dẫn đối với du khách.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Tiền Giang

 

Đứa con của mảnh đất Tứ Linh

Đứa con của mảnh đất Tứ Linh – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Bến Tre

 

Vẻ đẹp của Cầu Rạch Miễu yên bình, êm ả

Vẻ đẹp của Cầu Rạch Miễu yên bình, êm ả – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bến Tre

 

Cầu Rạch Miễu chính thức được đưa vào sử dụng, xóa đi cảnh ngăn sông cách trở của Bến Tre, là điều kiện để cho tỉnh phát triển thuận lợi hơn. Nhưng khi đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây đưa vào vận hành và cùng vài thứ khác nữa, lúc ấy Bến Tre mới thật sự trở thành “lá phổi” lý tưởng cho thành phố và các khu công nghiệp trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày tết.

 

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.