Cầu Mường Thanh

Cầu Mường Thanh quân Pháp gọi là cầu “Prenley”, là cây cầu bắc qua sông Nậm Rốm, ở địa điểm cách ngã ba đường 279 hiện nay khoảng 300 m. 
 
Cầu Mường Thanh là cầu tiến quân lịch sử, là di tích đã được tôn tạo bảo vệ phục vụ khách tham quan du lịch. Trải qua 60 năm, cầu Mường Thanh vẫn được giữ nguyên gốc như khi mới khởi dựng và mãi mãi là cây “cầu tiến quân lịch sử”. Cầu là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
 

Cầu Mường Thanh

Cầu Mường Thanh trong kháng chiến – Ảnh: Sưu tầm

 

Cầu Mường Thanh
Gắn liền với chiến thằng lịch sử Điện Biên Phủ – Ảnh: Sưu tầm
 
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Điện Biên
 
Đúng 8h sáng ngày 7/5/1954, 34 chiến sĩ Đại đội 360 bắt đầu đánh chiếm cầu Mường Thanh, ta với địch giành nhau từng tấc đất. Hoả lực của pháo binh DKZ 57 của ta kịp thời yểm trợ đoàn quân, vượt qua cầu Mường Thanh làm chủ chiến trường. 17 giờ ngày 7/5/1954, một mũi của Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 nhanh chóng vượt cầu Mường Thanh tiến thẳng vào chỉ huy sở của địch. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng De Castrie và toàn thể bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta bắt sống. Gần 1 vạn tên xâm lược giơ cao cờ trắng ra khỏi hầm xin hàng, kết liễu số phận đội quân viễn chinh xâm lược.
 
Cầu Mường Thanh
Cầu Mường Thanh ngày nay – Ảnh: Sưu tầm
 
Cầu Mường Thanh
Di tích lịch sử Cầu Mường Thanh – Ảnh: Sưu tầm
 
Cầu Mường Thanh ngày nay yên bình bắc qua sông Nậm Rốn nối liền thời khắc lịch sử với hiện tại, thu hút nhiều khách du lịch thăm chiến trường xưa hay tìm hiểu về một Điện biên hào hùng.
 
Cầu Mường Thanh
Cầu vẫn giữ được giữ gìn sau kháng chiến – Ảnh: Sưu tầm
 
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Điện Biên
 
 
cầu mường thanh
Cầu gắn liền với cuộc sống người dân – Ảnh: Sưu tầm
 

Cầu Mường Thanh là di tích đã được tôn tạo bảo vệ phục vụ khách tham quan du lịch. Trải qua 60 năm, cầu Mường Thanh vẫn được giữ nguyên gốc như khi mới khởi dựng và mãi mãi là cây “cầu tiến quân lịch sử”.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.