Cận cảnh cuộc sống người dân ở Sapa những ngày tuyết phủ

Đêm ngày 24 tháng 1 vừa qua trên các trang mạng xã hội bắt đầu “rần rần” chia sẻ những hình ảnh tuyết bắt đầu rơi phủ kín thành phố Sa Pa thơ mộng. Tuyết rơi trắng xóa phủ khắp từ rừng cây, núi đồi đến ngõ ngách phố xá khiến Sa Pa đẹp như mùa đông châu Âu mà chúng ta vẫn thường thấy trong phim ảnh. Thế nhưng ẩn sau những bức ảnh tuyệt đẹp đó, cuộc sống của người dân nơi đây có gì thay đổi? Trước cái lạnh căm của băng tuyết, người dân Sa Pa làm gì?

 

1. NHỮNG CHIÊU CHỐNG RÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI DÂN SA PA

 

Nhiệt độ giảm mạnh, tuyết rơi dày đặc khiến người dân Sa Pa phải nghĩ ra nhiều “chiêu thức” chống rét dở khóc dở cười. Ban đầu là 0 độ C, hiện nay nhiệt độ ở Sa Pa (Lào Cai) lại thường xuyên duy trì ở mức âm 3 độ C khiến tuyết ngày càng dày đặc khiến áo ấm, găng tay, mũ len, khăn quàng cổ,…hay các đồ giữ ấm thông thường không đủ để người dân Sa Pa chịu được cơn rét nữa, thay vào đó là chăn bông to xụ và túi sưởi, máy sưởi,…

 

Sapa - Quấn chăn bông để giữ ấm bên ngoài áo ấm

Quấn chăn bông để giữ ấm bên ngoài áo ấm – Ảnh: Vnexpress

 

Cào tuyết trên ban công, mái nhà Sapa

Cào tuyết trên ban công, mái nhà – Ảnh: Vnexpress

 

Những nhà có ban công đều phải “hứng” một lượng tuyết lớn và mỗi sáng thức dậy người dân lại vất vả đi cào tuyết, xịt nướng nóng lên mái nhà, ban công để tuyết tan ra. Trong những khu vườn của người nông dân, họ hàng ngày vẫn phải đi cào tuyết, đập tuyết ra khỏi lớp mái nylon để bảo vệ hoa màu.

 

Đập tuyết đọng trên bạt nylon che chở vườn hoa màu Sapa

Đập tuyết đọng trên bạt nylon che chở vườn hoa màu – Ảnh: Vnexpress

 

Những người nông dân Sapa đi cắt cỏ cho trâu bò vì sợ tuyết phủ kín đồng cỏ

Những người nông dân đi cắt cỏ cho trâu bò vì sợ tuyết phủ kín đồng cỏ – Ảnh: Vnexpress

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Sapa

 

Sự vất vả trong cuộc sống người dân, đặc biệt là nông dân Sa Pa hiện rõ qua những chuyến xe máy chở đầy cỏ cho trâu bò vì sợ những ngày sau tuyết phủ kín sẽ không còn. Một số xe ô tô bị tuyết rơi phủ kín khiến tài xế phải lấy nước sôi dội lên kính xe để băng tan ra. Và cuối cùng, một “chiêu thức” chống tuyết cực kỳ gây sốc là dùng đuốc đốt gầm xe để làm nóng nhiên liệu khởi động được xe, thật sự rất “dở khóc dở cười” với cách “làm nóng xe” nguy hiểm này!

 

Sapa - Đốt đuốc dưới gầm xe để làm nóng nhiên liệu

Đốt đuốc dưới gầm xe để làm nóng nhiên liệu – Ảnh: Vnexpress

 

2. NHỮNG “THIÊN THẦN NHỎ” Ở “XỨ TUYẾT”

 

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của băng tuyết trên vùng cao Lào Cai, nơi “xứ tuyết” Sa Pa đầy khắc nghiệt, cuộc sống người dân hẳn có nhiều biến động và đồng thời cũng kéo theo sự thiếu thốn của các cô bé, cậu bé nơi này. Nhiều em bé vẫn chỉ có chiếc xăng đan không đủ giữ ấm hoặc quần áo đã sờn cũ, mỏng manh. Trước đợt tuyết rơi này đã có rất nhiều chiến dịch, nhiều chuyến tình nguyện của các bạn trẻ ở Hà Nội đến giúp đỡ và phát áo ấm cho các em nhỏ với mong muốn che chở phần nào cho các em trong mùa đông giá lạnh.

 

Nụ cười hồn nhiên của bé thơ xứ tuyết Sapa

Nụ cười hồn nhiên của bé thơ “xứ tuyết” – Ảnh: Kenh14.vn 

 

Bé theo chân mẹ Sapa

Bé theo chân mẹ – Ảnh: Kenh14.vn

 

Tuy nhiên sức người có hạn, vẫn còn nhiều gia đình ở Sa Pa chưa có đủ manh áo ấm để chống chọi cơn giá rét. Thế nhưng dù phải co ro trong những chiếc áo sờn cũ, nụ cười hồn nhiên và đáng yêu vẫn luôn thường trực trên môi những cô bé, cậu bé đầy lạc quan ở “xứ tuyết”. Với những ai có điều kiện hơn, các em sẽ có thêm một chiếc ô đi học để tránh mưa và tuyết rơi lạnh người, hoặc các em tự chế ra những bếp than sưởi cho riêng mình để mang đến trường.

 

Những chiếc lò than sưởi Sapa tự chế

Những chiếc lò than sưởi tự chế – Ảnh: Kenh14.vn

 

Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 39% tại Sapa

 

Một số cậu bé Sapa khá giả hơn, có áo ấm và ô để tránh ướt lạnh

Một số cậu bé “khá giả” hơn, có áo ấm và ô để tránh ướt lạnh – Ảnh: Kenh14.vn

 

3. CẢNH ĐẸP SA PA NHƯ CHÂU ÂU THU NHỎ  

 

Bên cạnh những hình ảnh về cuộc sống của người dân Sa Pa những ngày tuyết rơi giá buốt, Kinhnghiemditour.vn cũng sưu tầm thêm được những hình ảnh cực kỳ ấn tượng ở Sa Pa trong những ngày này. Tuyết rơi phủ kín những triền đồi, những mái nhà nhỏ, những con đường dốc quanh co,…ở Sa Pa giúp du khách có được những bức ảnh đẹp ngỡ như ở “trời tây”. Thông qua những khung ảnh đẹp tuyệt này, có thể lý giải tại sao ai ai cũng háo hức tìm đến “xứ tuyết” này đến vậy.

 

Tuyết trắng phủ kín Sa Pa

Tuyết trắng phủ kín Sa Pa – Ảnh: Mỳ Tôm Hai Trứng

 

Khung cảnh đẹp như mơ ở Sa Pa

Khung cảnh đẹp như mơ ở Sa Pa – Ảnh: Hung Nguyen Long

 

Những cản trở về vị trí địa lý và sự khắc nghiệt của khí hậu dường như quanh năm vẫn bao phủ lấy Sa Pa – mảnh đất vùng cao được mệnh danh là “xứ tuyết” của Việt Nam. Đối với một đất nước có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo như Việt Nam thì trước đây chuyện có tuyết rơi ở đâu đó trên đất nước này là điều có phần khiên cưỡng, tuy nhiên do biến đổi khí hậu và những thất thường của thời tiết những năm gần đây khiến Sa Pa và một số vùng cao phía Bắc đã có tuyết rơi nhiều.

 

Cảnh đẹp Sapa những ngày tuyết phủ

Cảnh đẹp Sapa những ngày tuyết phủ – Ảnh: Phanthoailinh 

 

Tuyết rơi ở Sa Pa nhìn từ trên cao

Tuyết rơi ở Sa Pa nhìn từ trên cao – Ảnh: Duy Hung

 

Du khách thích thú nặn người tuyết ở Sapa

Du khách thích thú nặn người tuyết ở Sapa – Ảnh: Triệu Quang – Hồng Phú

 

Cảnh đẹp Lào Cai mùa tuyết

 

Xem thêm: Các tour du lịch Sapa giá rẻ

 

Cuộc sống người dân ở nơi đây có nhiều đảo lộn, đặc biệt là đối với người nông dân, khi hoa màu và trâu bò bị chết trong giá rét. Chính vì thế mà việc du khách từ xa đổ về Sapa ngắm tuyết đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận hiện nay. Về việc này không thể bàn được ai đúng ai sai, vì hệ quy chiếu của mỗi nơi và quan điểm của mỗi người là khác nhau. Nếu du khách có thể vừa du lịch vừa kết hợp thiện nguyện thì chuyến đi sẽ thêm phần ý nghĩa. Hoặc không, người đi du lịch có thể hoàn toàn chọn sự tự do tận hưởng cảnh tuyết rơi đẹp như mơ, chỉ cần không gây phiền hà cho bất kỳ ai là được.

 

Tú Uyên – Kinhnghiemditour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.