Những bệnh lý ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị thành công

Hiện nay với nền y học ngày càng phát triển, đặc biệt là y học tái tạo phát triển mạnh mẽ đã mở ra nhiều phương pháp điều trị cho nhiều bệnh hiểm nghèo mà các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả cao. Vậy trong y học công nghệ tế bào gốc đã đem lại những thành tựu trong điều trị những bệnh lý nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết những bệnh lý ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị thành công.

1. Tế bào gốc là gì? Đặc điểm của tế bào gốc

1.1. Tế bào gốc là gì?

►►► CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Ứng dụng của tế bào gốc tủy xương trong điều trị các bệnh về máu

Tế bào gốc là nguyên liệu của cơ thể – từ đó tạo ra tất cả các tế bào khác nhau có chức năng chuyên biệt. Dưới điều kiện thích hợp trong cơ thể hoặc phòng thí nghiệm, các tế bào gốc phân chia thành nhiều tế bào hơn được gọi là các tế bào con.

Những tế bào con này sẽ trở thành tế bào gốc mới hoặc trở thành tế bào chuyên biệt với chức năng cụ thể hơn, vì dụ như: tế bào máu, tế bào da, tế bào xương,…

Nhờ khả năng năng phát triển, biệt hoá như vậy tế bào gốc là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sửa chữa và làm mới các mô, tổ chức của cơ thể. 

1.2. Đặc điểm của tế bào gốc

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật, trong cơ thể con người có hàng nghìn tỷ loại tế bào khác nhau, mỗi tế bào có chức năng, vai trò riêng.

Tế bào gốc là có các đặc tính riêng như:

  • Đặc tính tự làm mới: tế bào gốc có khả năng đi xuyên suốt các chu kỳ sinh sản của tế bào mà vẫn giữ nguyên được trạng thái không biệt hoá.
  • Đặc tính biệt hoá: tế bào gốc có khả năng biệt hoá thành các tế bào chức năng khác nhau.

Tế bào gốc sẽ có đầy đủ 2 đặc tính trên và tế bào gốc có nhiều phân tầng khác nhau dựa theo khả năng biệt hoá hay nguồn gốc của chúng.

2. Những bệnh lý ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị thành công

2.1. Điều trị bệnh lý ung thư liên quan đến máu

Trong bệnh lý ung thư liên quan đến máu, các bác sĩ đã thực hiện cấy ghép tế bào gốc hay còn gọi là cấy ghép tuỷ xương. Sau cấy ghép tế bào gốc sẽ thay thế các tế bào bị tổn thương,mất chức năng do bệnh lý, hoá trị thực hiện chức năng của tế bào tạo máu. 

►►► XEM THÊM: Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư

2.2. Chấn thương tuỷ sống

Bệnh nhân bị chấn thương tuỷ sống sẽ rất khó cải thiện vì các phương pháp thông thường không đem lại hiệu quả nhiều. Khi áp dụng phương pháp tế bào gốc điều trị, nhờ tính năng tự làm mới và biệt hoá tế bào gốc đã cải thiện được tình trạng này. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi điều trị bằng tế bào gốc kết hợp luyện tập phục hồi chức năng đã có rất nhiều bệnh nhân lấy lại được khả năng đi lại.

2.3. Bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh do sự thoái hoá của tế bào não gây sa sút trí tuệ. 

Nghiên cứu được tiến hành bởi Công ty Stem cell Inc, họ tiến hành ghép tế bào thần kinh trên chuột bị bệnh Alzheimer tại vị trí hồi hải mã của não – đây là vị trí bị tác động nghiêm trọng trong bệnh Alzheimer . Kết quả cho thấy trí nhớ của chuột sau cấy ghép tế bào thần kinh tăng lên rõ rệt so với chuột đối chứng. Từ đó cho thấy tế bào gốc thần kinh phục hồi được trí nhớ trong bệnh Alzheimer.

2.4. Bệnh vô sinh

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vô sinh ở nam giới có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị. Tế bào gốc lấy từ da đã được sử dụng để sản xuất tế bào tiền thân của tinh trùng, qua quá trình nuôi cấy tạo nên tinh trùng khoẻ mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy có thể ghép tế bào mầm bắt nguồn từ tế bào gốc và tinh hoàn của nam giới bị rối loạn sản xuất tinh trùng từ đó đem lại hy vọng làm cha cho nhiều người.

2.5. Bệnh lý của da

Đối với bệnh ly thượng bì bọng nước – đây là một bệnh lý di truyền của da, biểu hiện bằng tình trạng da xuất hiện nhiều bọng nước. Giờ đây bệnh lý này đã được điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào gốc, tế bào gốc da được ghép vào chân của bệnh nhân và các tế bào gốc da này thay thế các tế bào da bị tổn thương từ đó phục hồi được chức năng da và không gây tác dụng phụ.

3. Tế bào gốc được thu nhận từ đâu?

Tế bào gốc được thu nhận từ các nguồn như:

  • Tế bào gốc phôi: tế bào gốc phôi này đến từ trứng được thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng không bao giờ được cấy vào tử cung của người phụ nữ. Các tế bào gốc này được sử dụng  với sự đồng ý từ người hiến tặng.
  • Tế bào gốc trưởng thành: tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy với số lượng nhỏ ở các mô trưởng thành như: mô mỡ, tuỷ xương,…
  • Tế bào gốc thai: các nhà nghiên cứu đã phát hiện tế bào gốc có ở trong nước ối, máu cuống rốn của thai nhi và đây cũng là nguồn thu nhận tế bào gốc.

►►► XEM THÊM: Tìm hiểu chi tiết về tế bào gốc và ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh lý và làm đẹp

4. Tế bào gốc là chìa khóa chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo

Lịch sử nghiên cứu của tế bào gốc:

  • Năm 1945: Phát hiện ra tế bào gốc tạo máu.
  • Thập kỷ 1960: Xác định được các tế bào carcinoma phôi chuột cũng là một loại tế bào gốc.
  • Năm 1981: Evans và Kaufman và Martin phân lập được tế bào gốc phôi từ khối tế bào bên trong của phôi túi chuột.
  • Năm 1998: Thomson và cộng sự ở đại học Wisconsin – Madison (Mỹ) tạo ra dòng tế bào gốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào bên trong của phôi túi.
  • Năm 1999: Khẳng định khả năng chuyển biệt hoá hay tính mềm dẻo của tế bào gốc trưởng thành.
  • Năm 2001: Tìm ra một số phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hoá nhằm tạo ra các mô có thể ứng dụng cho ghép mô cơ quan.
  • Năm 2003: Tạo ra được noãn từ tế bào gốc phôi chuột, điều này cho thấy tế bào gốc phôi có thể có tính toàn năng, bằng thực nghiệm có thể làm một tế bào “ trẻ lại “
  • Năm 2005: Phát triển kỹ thuật mới cho ghép tách chiết tế bào gốc phôi mà không làm tổn thương phôi.

Từ những nghiên cứu này đã làm nên những bước đột phá lớn cho nền y học tái tạo, mở ra các phương pháp điều trị những bệnh lý nan y hiểm nghèo. Những bệnh lý ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị thành công ngày càng nhiều hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân khi điều trị. 

►►► XEM THÊM: Lấy tế bào gốc máu cuống rốn: Những điều bạn cần biết