Bến phà Cần Thơ

 

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Cần Thơ

 

khoảng 1914 -1918 việc xây dựng bến phà Cần Thơ được tiến hành. (1) Khi phà Cần Thơ đi vào hoạt động, đường xe từ Cần Thơ đi Sóc Trăng, Long Xuyên, Vĩnh Long cũng bắt đầu đắp và dần dần chỉnh trang.

Nhiều vị cao niên, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Khâm, 95 tuổi, kể rằng bến phà phía Cần Thơ đầu tiên nằm tại bờ sông gần dinh Tỉnh trưởng cũ, nay là địa điểm cầu Ninh Kiều bắc qua cồn Cái Khế, sau đó mới dời về vị trí hiện nay. Phà Cần Thơ ngang sông Hậu dài 1.840 mét, trong đó bờ Vĩnh Long – bờ Bắc đặt tại thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh. Trước đây, nhiều người gọi phà là “ bắc” (theo âm tiếng Pháp “bac”, có nghĩa là đò ngang) như bắc Cần Thơ, bắc Mỹ Thuận, Sở đò Mỹ Thuận.

Ông Nguyễn Văn Kiếm, 86 tuổi, nhân viên phà Cần Thơ từ năm 1945, tài công từ năm 1948, cho biết: “ Vào những năm 1945-1950, bắc Cần Thơ chỉ có 3 chiếc nhỏ, mui trần, cặp bến một đầu, mỗi chiếc chở được hai xe đò. Mỗi chiếc thường có 6 nhân viên phục vụ gồm 2 tài công chính, phụ; 2 thủy thủ và 2 thợ máy. Phà hoạt động hằng ngày từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm.

Ông Lê Tấn Phát, công nhân làm việc dưới phà cho biết ponton phà lúc đó rời gồm 2 phần: phần phao nổi cố định và phần di động cho xe lên xuống. Mỗi lần phà cặp bến, từng chiếc xe đổ xuống ponton rồi bốn nhân viên mới dùng tay quay bàn cầu có hình chữ thập sao cho đúng vị trí bàn phà để xe gie xuống. Lúc cặp bến, xe chạy thẳng lên bờ khỏi phải quay đầu.

 

 

Trong cuốn Hồi ký Sơn Nam, tác giả cho biết lúc nhỏ ông có dịp xuống phà chơi nhìn thấy ở bờ sông có ngôi miếu nhỏ thờ Thủy Long, dưới hầm máy cũng có trang thờ Thủy Long. Người coi lái phà ngồi trên mui cao, còn thợ máy thì làm việc dưới hầm tối om om để theo dõi việc vận hành của máy. Mỗi lần nghe tiếng kẻng hiệu lệnh của tài công (hoa tiêu), người thợ máy vội nắm cây cần điều khiển giảm tốc độ khi phà từ từ tiến vào bờ.

Thuở nhỏ, mỗi lần qua phà tôi thích nhất là nhìn dòng sông êm đềm và những về lục bình trôi man mác. Đặc biệt là những chiếc xuồng chài trên sông tạo thành một bức tranh quê dung dị, hiền hòa và thơ mộng. Trên phà lúc nào cũng sôi động, mọi người tất bật với công việc mưu sinh, mua bán.

Người miền Tây, ai cũng có nhiều kỷ niệm với phà Cần Thơ, với dòng sông và bến nước, nhất là những gánh hàng rong chân quê, mộc mạc suốt ngày lầm lụi trên những chuyến phà. Giờ đây những hình ảnh đó đã đi vào hồn, vào ký ức của mỗi người. Không còn bao lâu nữa mọi người sẽ tạm biệt con phà… Ai mà chẳng thương, chẳng nhớ và hoài niệm! Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu được khởi công xây dự

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.