Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Từ xưa đến nay, Hà Nội luôn luôn là mảnh đất của những dòng cảm xúc, ngọn nguồn của những nhớ, những thương, những mong, những đợi, những tự hào. Kể về Hà Nội, nói về Hà Nội thì nhiều điều, nhiều thứ lắm. Nhưng có là gì, có là bao nhiêu đi chăng nữa thì Hồ Gươm – lẵng hoa giữa lòng thành phố vẫn là điều xinh đẹp nhất mà người ta thường kể, thường nhớ về nơi đây.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmHồ Gươm với những kí ức về Hà Nội. – Ảnh: Mr.Phieu

 

HỒ GƯƠM TRONG LÒNG HÀ NỘI

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Hồ Gươm – vẻ đẹp trong trẻo của thủ đô. – Ảnh: Andy Enero

 

Hà Nội vốn là vùng đất của cây xanh, mặt nước. Qua hơn 130 năm đô thị hóa, nếu tính từ năm 1875, rất nhiều sông hồ Hà Nội bị biến mất, bởi công cuộc xây dựng, cải tạo và mở rộng Thủ đô.Nhưng may thay, trong cái cuộc xoay vần thế sự và xây dựng ào ạt bằng mọi giá của con người thì Hồ Gươm, cái hồ nhỏ bé, xinh xắn và huyền thoại vẫn quanh năm xanh mướt màu lục thủy. Chung quanh hồ vẫn thướt tha hàng liễu rủ lặng lẽ reo yêu thương vào lòng người con đất Việt.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmHồ Gươm – không gian xanh giữa lòng thành phố. – Ảnh: Break Away

 

Hồ Gươm không lớn, không mênh mông như Hồ Tây với hơn 500ha. Hồ Gươm nhỏ bé, xinh xắn trong khuôn viên 12 ha của mình. Nhưng nó lại có vị trí thật đặc biệt, thật thiêng liêng mà không một nơi nào trong thành phố này có được.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmNhỏ bé nhưng rất đỗi thiêng liêng. – Ảnh: TuanRau

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Hồ Gươm luôn có mộ vị trí thiêng liêng mà không nơi nào có được. – Ảnh: VuQuocHuy

 

Nằm ở vị trí trung tâm, hồ là nơi kết nối giữa khu phố cổ với khu phố Tây theo phong cách kiến trúc quy hoạch châu Âu mà người Pháp thực hiện cách đây hơn thế kỷ. Hồ như lòng bàn tay và các ngón tay là những con đường thân quen của Hà Nội, từ các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… của khu phố cổ đến phố cũ Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu…

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmHồ Gươm gắn liền với những con phố cổ của thủ đô ngàn năm. – Ảnh: Break Away

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Hồ Gươm không rộng, nhưng luôn giữ một vị trí thiêng liêng nhất. – Ảnh: Break Away

 

Hồ Gươm là sự đan xen của nhiều tầng văn hóa, kiến trúc. Nó tạo nên một dấu ấn diện mạo sắc nét và khó quên của Hà Nội. Trải qua những thăng trầm, những biến động của thời gian và lịch sử, không gia. Kiến trúc hồ Gươm đã có nhiều đổi khác.

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmDấu chân lịch sử đi qua, hồ Gươm cũng có nhiều đổi khác. – Ảnh: Break Away

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Hồ ngày càng đọng thêm những nét thời gian. – Ảnh: PhungNgocMinh

 

Song vẫn còn đây những vẻ đẹp thiêng liêng in dấu trong tâm trí người dân đất Việt. Đó là Tháp Bút, Đài Nghiên, là tháp rùa cổ kính, là “cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn”… Những sắc màu kiến trúc ấy không rực rỡ, không hào hoa, tráng lệ. Nó giản dị mà tinh tế, nhỏ bé mà lớn lao, tựa như những viên ngọc quý được tạo nên bởi sắc nước hương trời đang hiến dâng mình giữ lại hồn Việt.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmDẫu có bao nhiêu đổi thay thì vẻ đẹp của hồ Gươm cũng đã in đậm trong lòng người Việt. – Ảnh: MinhTuan

 

THÁP BÚT ĐÀI NGHIÊN VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

 

Trên núi Ngọc Bội, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmTháp Bút viết lên trời xanh. – Ảnh: Chibi Ame

 

Đi cùng với biểu tượng Tháp Bút chính là Đài Nghiên – hai biểu tượng được người đời sau ca ngợi là: “Nhất đài Phương Đình bút”. Đài Nghiên làm bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, nghiên được ba con ếch đội lên. Trên nghiên có khắc một bài minh gồm 64 chữ, nói ý nghĩa việc dựng Đài Nghiên! Hai bên tả, hữu cổng Đài Nghiên, có bảng rồng và bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng lưu danh những người đỗ đạt cao thời trước.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmĐài Nghiên gắn liền với tháp Bút. – Ảnh: TIu Hiu

 

Hình ảnh Tháp Bút gắn liền với Đài Nghiên khiến ta có cảm giác Tháp Bút kia tựa hồ như chiếc chìa khóa để mở cánh cổng Đài Nghiên, đi vào lòng hồ, đi vào đền Ngọc hay chính là đi vào trái tim của thủ đô ngàn năm văn hiến, đi vào tham thú những nét tinh hoa, những trang tri thức đời đời bất diệt.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmCầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. – Ảnh: DoanQuocTuan

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Cổng vào đền Ngọc Sơn. – Ảnh: Marcela

 

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo và thờ Đức Văn Xương Đế quân. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Đức Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột bằng gỗ.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmĐền Ngọc Sơn nép mình bên vòm cây lá. – Ảnh: NguyenNgocDuyLinh

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Người dân vẫn thường đến đền lễ bái. – Ảnh: Chema Alba

 

CẦU THÊ HÚC

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Cầu Thê Húc – biểu tượng gắn liền với hồ Gươm. – Ảnh: Gavin White

 

Để vào đền Ngọc Sơn ta sẽ đi qua cầu Thê Húc. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng). Chiếc cầu ấy được làm bằng gỗ rất thô sơ sơn màu đỏ.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmCầu Thê Húc giản dị bao đời gắn bó với hồ Gươm. – Ảnh: PhungNgocMinh

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Sắc đỏ thân quen trong một ngày xanh lá – Ảnh: PhuongLinh

 

Tương truyền, cuối thế kỷ 19, cầu gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng bê tông cốt thép nhưng sàn và lan can vẫn bằng gỗ nên vẫn tạo ra một hình ảnh hết sức mộc mạc, hết sức đơn sơ. Màu đỏ của cầu ẩn khuất dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như bóng mặt trời từ dưới nước nhô lên tạo nên một cảnh thiên nhiên hài hòa nhưng cũng tràn đầy sức sống giống như được thổi vào đó cả hồn Việt, cả ý chí Việt Nam.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmCầu thấp thoáng sau vòm lá, giản dị nhưng có hồn. – Ảnh: BuiTuanAnh

 

THÁP RÙA

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Ánh sáng tháp Rùa tỏa giữa lòng hồ. – Ảnh: Dinhcu

 

Giữa lòng hồ là hình ảnh Tháp Rùa cổ kính.Từ lâu rồi, tháp Rùa đã trở thành biểu tượng thuộc về một phần tâm hồn của người Hà Nội. Hình ảnh Tháp Rùa luôn bình dị mà rất đỗi thiêng liêng, gắn liền với tâm thức của những người con đất Việt.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmTháp Rùa là biểu tượng của Hồ Gươm. – Ảnh: Rongbk

 

Theo dân gian truyền lại, Tháp Rùa được xây trên gò Rùa nơi xưa vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để câu cá. Nếu như Hồ Gươm được ví như lẵng hoa tươi giữa lòng Hà Nội thì Tháp Rùa chính là đóa hoa đẹp nhất, tươi thắm nhất, ý nghĩa nhất.Tháp Rùa đẹp bởi nó là ngọn tháp được thiết kế bằng cả tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ kiến trúc.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmTháp Rùa là đóa hoa nở giữa lòng hồ Gươm. – Ảnh: NgoQuangHa

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Ngọn tháp được xây nên bằng cả tấm lòng và tài năng của những người yêu Hà Nội. – Ảnh: BuiMinhSon

 

Tháp là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Âu – Á với hàng cửa gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong vẫn được giữ quy thức kiến trúc Việt Nam. Tháp không chỉ có vị trí vữa lòng hồ mà nó có thể xem là tâm điểm của thủ đô Hà Nội xưa – nay, vị trí ấy hài hoà với cảnh quan của môi trường xung quanh, với thời gian và con người tạo nên vẻ đẹp cổ kính và hết mực thiêng liêng.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmTháp Rùa mang những vẻ đẹp lai giữa Âu và Á. – Ảnh: Tom Frohnhofer

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Tháp Rùa hài hòa giữa không gian trời nước hồ Gươm. – Ảnh: Break Away

 

Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa và khung cảnh cũng như tâm hồn chung quanh tạo nên một nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa mà không nơi nào có được. Điều quan trọng nhất là Tháp Rùa đã, đang tồn tại không chỉ là hiện hữu mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmVẻ đẹp của hồ Gươm là vẻ đẹp mà không nơi nào khác có được. – Ảnh: Kevin Heggie

 

HỒ GƯƠM – LẴNG HOA TRONG LÒNG THỦ ĐÔ, LÒNG NGƯỜI DÂN VIỆT.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Vẻ đẹp hồ Gươm không nơi nào có được. – Ảnh: Break Away

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Còn gì tuyệt vời hơn là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa màu xanh của trời – màu xanh của của cây, của nước – màu thời gian của những rêu phong cổ kính –màu bản sắc của một dân tộc hào hoa, hào hùng.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmBóng Hồ hòa vào bóng cổ thụ. – Ảnh: Break Away

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Không gian hồ lãng mạn, xao xuyến. – Ảnh: Break Away

 

Nhà điện ảnh Xô Viết nổi tiếng Roman Karmen đến với hồ Gươm và cảm nhận rằng: “…trung tâm Hà Nội và tháp cổ giữa hồ là kỷ vật lịch sử quý báu của nhân dân Việt Nam. Đường quanh hồ với những hàng cây cao chạy quanh và tháp Rùa đã tạo nên một cảnh quan rất đẹp; thậm chí cả trong màn mưa dày hạt, cảnh quan hồ Gươm vẫn rất đẹp!”.

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ GươmHồ Gươm đẹp trong mọi góc nhìn. – Ảnh: Break Away

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Báu vật thủ đô và những chuyện ít nhắc của Hồ Gươm

Và nơi đây sẽ mãi là đóa hoa của thủ đô văn hiến. – Ảnh: Break Away

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Thật đúng vậy, hồ Gươm đẹp lắm, nó không chỉ đẹp vì kiến trúc, vì địa thế, vì giá trị lịch sử mà còn đẹp vì những giá trị nhân văn mà nó gìn giữ lại đến hôm nay và mai sau. Nếu Thăng Long- Hà Nội là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm thì Hồ Gươm chính là nơi lắng hồn của Thăng Long – Hà Nội.

 

Iki Oleo – Kinhnghiemditour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.