Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Ra đời ngày 29/04/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – số 202 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh – đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất là các tầng lớp phụ nữ và khách nước ngoài đến tham quan Tp. Hồ Chí Minh. Bảo tàng có diện tích trưng bày 2000 m² bao gồm 10 phòng trưng bày về truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc của phụ nữ Nam Bộ.
 
 
bảo tàng phụ nữ nam bộ
Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ
 
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hồ Chí Minh
 

Tòa nhà của bảo tàng hiện nay có 4 tầng lầu, trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa là tư dinh của Nguyễn Ngọc Loan, Tổng nha Cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa và được sử dụng là bảo tàng từ năm 1984. Ngoài khu trưng bày, bảo tàng còn có hội trường 800 chỗ, phòng chiếu phim, thư viện, kho lưu trữ.

 

Trưng bày những hiện vật của làng nghề truyền thống

 

Phòng trưng bày với tên gọi “Phụ nữ miền Nam trong gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, trưng bày những di vật về tín ngưỡng thờ bà (Miếu), trang phục phụ nữ các dân tộc (miền Nam), làng nghề truyền thống (miền Nam)…

 

Mô hình phụ nữ ngồi dệt vải

 

Qua 4 năm vừa lo vận động kinh phí vừa thi công xây dựng, vừa tích cực sưu tầm tư liệu, hiện vật và biên soạn quyển “Truyền thống đấu tranh cách mạng của Phụ nữ Nam bộ thành đồng” là một nỗ lực rất lớn của Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ và của lớp cán bộ trẻ đầy tâm huyết với việc cho ra đời một bảo tàng về phụ nữ Nam bộ. Đây là một bảo tàng được xây dựng theo phương thức xã hội hóa đầu tiên ở Việt Nam. 

 

Khung cửi dệt vải thời xưa

Xem thêm: tour du lịch giá ưu đãi tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Bảo tàng hiện quản lý 31.360 hiện vật. Trong đó có 30.431 hiện vật trong kho và 929 hiện vật đang trưng bày; 16.739 hiện vật thể khối và 14.621 phim, ảnh, tài liệu khoa học phụ các loại; gần 2/3 là hiện vật loại hình chiến tranh cách mạng với hơn 1/3 là hiện vật văn hóa bao gồm nhiều chất liệu. Các hiện vật được chia thành 24 sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất liệu, trong đó có 6 sưu tập hiện vật quí hiếm. Hầu hết hiện vật được bảo quản theo đúng hướng dẫn của Cục Di sản Văn hóa theo từng chất liệu với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Hiện vật được quản lý trong máy tính theo phần mềm do Cục Di sản hướng dẫn. Mỗi năm có tiến hành xịt mối mọt, bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ hiện vật. Ngoài ra, thư viện của bảo tàng có trên 11.000 đầu sách chuyên đề về phụ nữ.

 


Mô hình phụ nữ với áo dài, khăn đống

Xem thêm: khách sạn giá rẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.