Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Huyên, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km. Được xây dựng từ năm 1997, tới nay bảo tàng trở thành  địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những vật trưng bày bình dị, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người VN.
 
Tiến sĩ Lưu Hùng, phó giám đốc bảo tàng dân tộc học cho biết: “Đây là niềm tự hào, nhất là khi mà đa phần các bảo tàng trong nước ít thu hút được khách du lịch như hiện nay. Bảo tàng dân tộc học VN khi ra đời cũng được đặt trước một thách thức rất lớn là tồn tại trong bối cảnh rất nhiều bảo tàng đang bước vào thời kỳ khó khăn, công chúng không đến được với bảo tàng, bảo tàng không phát huy được hiểu quả của mình, lúng túng trong việc phát triển, hoạt động. Bảo tàng dân tộc học VN dần dần từng bước vừa làm vừa học, đa dạng hóa các hoạt động. Đó là con đường phát triển các hình thức hoạt động mới mà thậm chí bảo tàng chưa quen, chưa biết đến”.
 
Bảo tàng dân tộc học Việt nam
 
Nhà dài – một nét đặc trưng của văn hóa dân tộc
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
 
Khu trưng bày của Bảo tàng là tòa nhà hình trống đồng có diện tích 2500m2. Tòa nhà này có kiến trúc vô cùng độc đáo, được thiết kế đặc biệt. Cầu thang bên trong tòa nhà có những tay vịn, đặc trưng của những chiếc cầu thang bắc lên nhà sàn của người dân tộc thiểu số. Các dân tộc được trưng bày trong bảo tàng theo hệ ngôn ngữ như khu giới thiệu dân tộc Kinh, khu giới thiệu nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka Dai, tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, dân tộc Chăm, Hoa, Khmer…
 

Nhà sàn thường được sử dụng để tránh thú dữ và hơi ẩm từ đất
Xem thêm: tour du lịch giá rẻ tại Hà Nội
 
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 27.000 hiện vật, trong đó 23.000 hiện vật về cộng đồng các dân tộc VN, còn lại là các hiện vật về các dân tộc ở Đông Nam Á và các các nước khác. Khối lượng tư liệu nghe nhìn gồm 11.000 kiểu ảnh tư liệu về các mảng đề tài khác nhau. Các hiện vật được phân loại và trưng bày theo từng nội dung khác nhau trong tòa nhà Trống Đồng, nơi du khách có thể tìm hiểu đời sống người dân tộc qua các vật dụng thường ngày của họ và gợi tả được nhiều nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc.


Các hiện vật được phân loại và trưng bày theo từng nội dung khác nhau trong tòa nhà
 
Tham quan không gian trưng bày giới thiệu về dân tộc chiếm gần 90% tổng số dân của Việt Nam, một du khách người Anh rất thích thú khi được nhìn và sờ tay vào những dụng cụ đánh bắt thô sơ của người Việt được trưng bày tại đây. Anh chia sẻ: “Đôi lúc chúng ta nhìn thấy những người dân đi xe đạp chở lưới đánh cá. Những người nông dân với vóc dáng nhỏ bé thì họ sử dụng mồi câu, những người cao lớn hơn thì họ dùng lưới đánh cá. Chúng tôi muốn được xem cách họ làm từ tháng Sáu đến tháng Chín”.
 
Nhiều vật dụng được đan bằng tre nứa
Xem thêm: khách sạn Hà Nội tại khu Phố Cổ
 
Với cách bài trí, trưng bày hiện vật một cách khoa học, kết hợp với các hoạt động tạo không gian mở cho bảo tàng như các buổi biểu diễn rối nước, mời các nghệ nhân biểu diễn, trình diễn nghề thủ công, tổ chức các lễ hội dân tộc… luôn tạo cảm xúc mới lạ cho khách tham quan. Chị Lương Ngọc Hương đến bảo tàng nhiều lần và mỗi lần lại tìm thấy được nhiều kiến thức ở đây. Chị tâm sự: “Ở đây mình có thể học hỏi được về kiến trúc, về lối sống của những người dân tộc. Đặc biệt bảo tàng có những chương trình đặc biệt thì mình học được rất nhiều thứ ở đấy vì có những nơi mà mình chưa từng đi, có những phong tục mà mình chưa biết”.
 
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
 
Rời tòa nhà Trống đồng, du khách ra thăm quan khu bảo tàng ngoài trời. Những ngôi nhà dài của người dân tộc Ê đê, nhà tường trình của người Hà Nhìn, Nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên, nhà Việt….mang lại cho du khách cảm giác sống động. Khuôn viên rộng lớn, cây cối xanh mắt với những mảnh vườn xinh xắn trồng rau, trồng cây thuốc nam, bãi cỏ xanh mịn màng, con đường làng…tất cả đều đem lại cho bảo tàng một vẻ đẹp khó diễn tả. Tiến sĩ Lưu Hùng cho biết: “Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đầu tiên của VN có khu trưng bày ngoài trời, tất cả các công trình kiến trúc ở đây đều do các tộc người chủ thể làm. Những ngôi nhà ở đây có địa chỉ, có lý lịch, cuộc sống của nó. Thông qua quan niệm, cách tiếp cận mới tiên tiến, nó thích hợp với xã hội, với yêu cầu phát triển của bảo tàng học ngày nay, của công chúng ngày nay là hướng đi đúng đắn”.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.