Bánh mì – Một nét đặc sắc của ẩm thực Sài Thành

Bánh mì, hay đôi khi được viết là bánh mỳ, là một món ăn có truyền thống lâu đời và được coi là món chính đối với các nước phương Tây và các nước trồng lúa mì. Dù rằng nước ta là nước có nền văn minh lúa nước, với sản phẩm chủ yếu là cơm, gạo, nhưng bánh mì vẫn được phổ biến, và phát triển ngày một rộng rãi.

 

BÁNH MÌ LÀ GÌ ?

 

Khi quá trình lên men được phát hiện cách đây khoảng 1000 năm trước Công Nguyên, người ta tin rằng bột mì để lâu bên ngoài sẽ xuất hiện bào tử nấm men tự nhiên, tạo thành quá trình lên men, từ đó làm bột nở ra và có bong bóng khí bên trong. Sau đó, bánh mì ngày càng được phát triển về kỹ thuật sản xuất. Và như vậy, những cải tiến đầu tiến làm bánh mì được hình thành …

 

Banh mi

Những ổ bánh mì đầu tiên xuất hiện cách đây hơn 3000 năm – Ảnh: Sưu tầm

 

Từ thời điểm đó trở đi, bánh mì và lúa mì đặc biệt quan trọng trong đời sống. Nó còn được dùng để đánh giá tình trạng kinh tế của một người. Bánh mì của một người càng sẫm màu có nghĩa là người đó thuộc tầng lớp càng thấp, vì bánh mì trắng có thành phần nguyên liệu đắt hơn, có giá trị dinh dưỡng cao hơn và ngon hơn.

 

Bánh mì dần dần được phát triển trong cách nướng bánh, và nấm men nay được làm từ đường, khoai tây và hoa bia. Nhưng trong tất cả các nước phát triển bánh mì, Pháp là nước nổi trội hơn cả, bánh mì truyền thống của Pháp (hay còn gọi là Baguette) nổi tiếng trên toàn thế giới.

 

Banh mi

Baguette trong tiếng Pháp có nghĩa là đôi đũa – Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh mì dần du nhập về Việt Nam, và đặc biệt là Sài Gòn từ sau 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã đem bánh mì đến gần hơn với người dân. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi, không được coi là món ăn chính. Bánh mì được dùng để ăn cho qua bữa, ko đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ.

 

Banh mi

Những xe bánh mì thế này rất dễ bắt gặp vào những năm 1966-1967 – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

 

Khởi thủy của bánh mì tại Sài Gòn nói riêng, và của Việt Nam nói chung, chính là bánh mì Baguette của người Pháp mang đến vào đầu thế kỷ 19. Đến năm 1975, những lò nướng bằng gạch truyền thống của người Pháp vào thập niên 50-60 đã không đủ khả năng đáp ứng với lượng cầu ngày càng tăng tại Sài Gòn, do đó đã sản sinh ra một số lò nướng bằng điện, và loại “bánh mì lò thùng phuy” được chế biến từ những thùng phuy 200l.

 

Banh mi

Một xe bánh mì thịt vào những năm 1975 – Ảnh: Sưu tầm

 

CÓ CÁC LOẠI BÁNH MÌ NÀO ?

 

Phân loại và kể tên tất cả các loại bánh mì thật sự là một nhiệm vụ bất khả thi, bởi vì ngày nay, bánh mì đã phát triển và có vô số các biến thể theo các quốc gia, vùng miền, biến thể về hình dạng (bánh mì cổ điển, bánh mì baguette, bánh mì que, bánh mì cóc, bánh mì sandwich, bánh mì hamburger …), và nhất là biến thể về loại nhân bên trong. Sau đây là một số loại bánh mì phổ biến hiện nay trên đất Sài Gòn.

 

Banh mi

Bạn có thể thật sự kể tên các loại bánh mì trên? – Ảnh: wiseGEEK

 

Bánh mì thịt chả: là loại bánh mì đơn giản và dễ bắt gặp nhất trên đường phố Sài Gòn. Loại bánh mì này gồm có nhân là: pate, thịt, chả lụa kèm theo đồ chua, dưa leo, ớt và ngò. Loại bánh mì này thường bán trên những xe dừng bán dọc đường, với mục đích tạo sự thuận tiện cho người mua, chỉ dừng chân tầm 2 phút là có ngay một ổ bánh mì giòn rụm.

 

Banh mi

Một ổ bánh mì thịt thường gặp – Ảnh: Tung Xichlo

 

Banh mi

Chỉ cần 2 phút là có thể có ngay một ổ bánh mì – Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh mì thịt nướng: Có bao giờ bạn thèm thuồng một dĩa cơm tấm sườn vào buổi sáng mà lại không có thời gian ? Chính vì thế loại bánh mì bì, bánh mì thịt nướng đã xuất hiện. Với nhân thịt nướng thơm lừng và nước mắm pha, bánh mì thịt nướng như là một dĩa cơm tấm thu nhỏ vậy.

 

Banh mi

Bánh mì thịt nướng với nước sốt sệt – Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Bánh mì que: xuất xứ từ nước Pháp, có hình dáng thon dài lạ mắt so với người dân Việt Nam. Bánh Mì Que nổi tiếng bởi loại bột bánh mì và công thức làm bánh độc quyền. Nếu ai đã từng thưởng thức Bánh Mì Que chắc chắn sẽ có cùng một cảm nhận về chất lượng bột bánh mì này, nhất là khi để bánh qua đêm, sáng hôm sau đem nướng bánh lên, bạn sẽ thấy Bánh Mì Que vẫn có độ giòn xốp đặc trưng. Điểm này khiến Bánh Mì Que hơn hẳn các loại bánh mì thông thường khác.

Banh mi

Bánh mì que có giá thành rẻ và độ giòn, ngon đặc trưng – Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh mì Doner Kebab: là loại bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang náo động “làng bánh mì” tại Sài Gòn thời gian gần đây. Về hình dáng, bánh mì Doner Keban có dạng hình tam giác, nhìn giống như một góc của một ổ bánh tròn lớn. Nhân của bánh là thịt heo nướng theo một khối được ướp với nhiều loại gia vị khác nhau. Theo đúng nguyên gốc của bánh mì, phần nhân bao gồm thịt cừu, thịt bò và thịt gà, nhưng khi du nhập vào nước ta, để phù hợp với khẩu vị, thị hiếu cũng như mức độ kinh tế cho đông đảo bộ phận nhân dân, phần nhân bánh được làm bằng thịt heo, thịt gà và bắp cải tím. Bánh mì Doner Kebab hiện đang rất thịnh hành và được đông đảo mọi người ưa chuộng.

Banh mi

Bánh mì Doner Kebab với hình dạng tam giác đặc trưng – Ảnh: Sưu tầm

 

TỪ BỮA SÁNG ĐẠM BẠC VỚI BÁNH MÌ

 

Mọi người ai cũng biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bởi thế mới có câu “Hãy ăn sáng như một ông hoàng, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một kẻ ăn mày”. Quan trọng là thế, thế nhưng với những gia đình bận rộn, mỗi sáng ngoài việc chuẩn bị cho công việc, còn phải đưa đón con đi học, rồi lại tất tả chạy đến cơ quan, mấy ai có được một bữa sáng đàng hoàng ? Lúc đó, bánh mì là một món ăn cứu đói cực hữu hiệu để xoa dịu bao tử trước khi bữa ăn trưa đến. Rồi các anh, chị, em sinh viên không khá giả lắm, cũng thường “làm” một ổ bánh mì ngay trước khi lao vào giảng đường.

 

Banh mi

Bánh mì là bữa sáng quen thuộc của một cơ số dân Sài Gòn – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch từ Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

 

Bánh mì thật sự là người bạn thân thiết với mỗi người dân Sài Gòn vào mỗi buổi sáng và ít khi bị ngán. Với số lượng các loại bánh mì hiện nay tại Sài Gòn, bạn thật sự có thể mỗi ngày ăn một loại bánh mì khác nhau và ăn liên tục trong suốt 2-3 tuần vẫn không bị trùng lặp. Nói cho vui, chẳng may nếu như bánh mì “tuyệt chủng” ở Sài Gòn, chắc sẽ có một số lượng người không nhỏ để bụng đói đi làm, đi học đấy.

 

ĐẾN NHỮNG BUỔI TỐI SANG TRỌNG CŨNG VỚI BÁNH MÌ

 

Bánh mì vào buổi sáng đạm bạc là thế, đơn giản là thế, nhưng khi bước vào những quán ăn sang trọng, bánh mì dường như khoác lên cho mình một diện mạo khác, sang trọng hơn, thời thượng hơn.

 

Banh mi

Những ổ bánh mì tươi được làm ngay tại cửa hàng – Ảnh: Sưu tầm

 

Một điển hình là chuỗi cửa hàng bánh mì tươi Bready. Khác với bánh mì truyền thống, ổ bánh mì tươi được làm tại chỗ, hơi lùn lùn và có vịt ngọt hơi giống bánh mì ngọt chứ không như bánh mì lạt kiểu Pháp thông thường, mềm chứ không giòn. Bánh mì tươi tại đây được bán với hơn 20 kiểu ăn khác nhau như ăn với patê, cà ri, cá mòi, thịt nguội … Những cửa hàng này chú trong đến khách hàng khá giả một chút, những người có thời gian và tiền bạc ngồi nhấm nháp từng chút hương vị của bánh mì được làm ra ngay tại cửa tiệm.

 

Banh mi

Bánh mì là món ăn kèm tuyệt ngon với bò kho – Ảnh: Sưu tầm

 

Bánh mì vốn là một món ăn của các nước phương Tây, thế nhưng khi du nhập vào nước ta, đặc biệt là Sài Gòn, bánh mì đã đóng một vai trò gần như không thể thay thế trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy là du nhập từ phương Tây, nhưng bánh mì tại Sài Gòn ngày càng được nhiều bạn bè quốc tế công nhận về độ ngon cũng như đặc trưng của bánh mì nơi đây.

 

“Một điều bí mật mà không mấy người biết là món sandwich ngon nhất thế giới không phải được tìm thấy ở thành phố Rome, Copenhagen hay New York mà ở Việt Nam”, một trích dẫn từ tờ báo The Guardian khi nói về bánh mì Việt Nam.

 

Nguyễn Mạnh Huy – Kinhnghiemditour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Kinhnghiemditour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour.vn.  

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.