Bãi Trước – Bà Rịa Vũng Tàu

Là mặt tiền của Vũng Tàu, nằm về hướng tây-nam, còn gọi là bãi “Tầm Dương” – Tìm ánh mặt trời. Vào buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như tan vào nước biển mênh mông. Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng. Thiên nhiên sơn thuỷ hửu tình đã tạo cho Bãi Trước cảnh thơ mộng là bến đậu của những con tàu trở về sau những chuyến hải trình

 

Dọc Bãi Trước trồng nhiều dừa vì vậy trước đây còn có tên là vịnh Hàng Dừa. Giờ đây vẫn rợp bóng dừa và được điểm tô thêm màu xanh của những cây bàng, cây sứ. Bên dưới những bóng cây xanh rợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát… bên tiếng sóng biển du dương.  

 

 

Bãi Trước là một trong những bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Vũng Tàu

 

Bãi Trước là một trong những bãi biển đẹp của thành phố Vũng Tàu. Bãi biển này nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Về không gian, có thể xác định Bãi Trước nằm trong khoảng từ đèn Xanh (đèn hàng hải) tới cầu Đá, bắt đầu từ số 01 Trần Phú, qua hết đường Quang Trung tới một phần đường Hạ Long; về cảnh quan thiên nhiên ngoài núi Lớn, núi Nhỏ còn có hòn Ngưu nhô hẳn ra ngoài biển có thể coi là một kỳ quan của Bãi Trước. 

Biển ở Bãi Trước rất đẹp, sóng rất êm

 

 Công trình kiến trúc là điểm nhấn của Bãi Trước có thể kể đến là Bạch Dinh do người Pháp xây dựng sau khi đã bình định được Nam bộ; công trình mới xây dựng có Cáp treo Vũng Tàu, Bảo tàng tổng hợp và Trạm Hoa tiêu Vũng Tàu (Cao ốc Sen Biển – Toà nhà được Hiệp hội kiến trúc sư vinh danh là một trong những toà nhà có kiến trúc độc đáo tại Việt Nam. 

 

Toàn cảnh khu du lịch nghỉ dưỡng ở Bãi Trước

 

Xem thêm: Các khách sạn gần với Bãi Trước

 

Bãi Trước nằm ở phía tây nam của thành phố nên buổi chiều có thể ngắm hoàng hôn trên biển ở đây. Đây cũng là khu vực còn lưu dấu Pháo đài Phước Thắng, trận địa phòng thủ bờ biển của nhà Nguyễn mà tại đây, Thống chế Trần Đồng đã chỉ huy lực lượng phòng thủ chiến đấu trong trận chiến một mất một còn, vô cùng không cân sức với liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào năm 1859. 

 

 

Non xanh nước biếc hữu tình

 

 

 Pháo đài Phước Thắng thất thủ trong trận chiến này cũng là bước ngoặt lịch sử đưa cuộc chiến tranh xâm lược của liên quân Pháp – Tây Ban Nha sang giai đoạn mới, bình định từng vùng lãnh thổ tiến tới bình định toàn cõi Đông Dương, đưa dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ nô lệ thuộc Pháp kéo dài hơn 80 năm. Do vị trí đặc biệt của Vũng Tàu trên đường hàng hải để vào sâu nội địa Việt Nam nên sau khi Bình Định được toàn cõi Việt Nam, người Pháp, sau này là người Mỹ đặc biệt coi trọng việc xây dựng các công trình, hệ thống phòng thủ bờ biển bảo vệ Vũng Tàu trên cơ sở tiếp thu bài học xương máu của nhà Nguyễn trong cuộc chiến năm 1859. 

 

 Đường đến Bãi Trước

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu

 

 

Các trận địa pháo phòng thủ bờ biển (cỡ nòng khoảng 250 – 300) núi Nhỏ, hầm thuỷ lôi và ra đa núi Lớn được bố trí ở các điểm cao, chiếm ưu thế hơn hẳn so với pháo hạm. Để xây dựng các công trình này, người Pháp đã làm hai con đường (nay là dường Vi Ba lên núi Lớn và đường Hải Đăng lên núi Nhỏ) có thể cho xe cơ giới lớn chạy được và bố trí rất nhiều hệ thống hầm ngầm, hào trên sườn cũng như trong lòng núi Lớn, núi Nhỏ. Bãi biển này ít được mọi người tắm do đây cũng là nơi neo đậu tàu đánh cá nên khá ô nhiễm. 

Vẻ đẹp nên thơ của Bãi Trước

 

Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến Bãi Trước

 

Chính quyền thành phố Vũng Tàu đã nỗ lực di dời các ghe tàu ra khỏi khu vực này nhưng chưa có kết quả vì nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về lịch sử và ngành chế truyền thống. Tuy nhiên, khi thuỷ triều lên thì khu vực tiếp giáp công viên Bãi Trước vẫn là bãi tắm khá đẹp. Đặc biệt khi về đêm, Bãi Trước là nơi tập trung các hoạt động vui chơi giải trí của du khách. Hầu như các con đường chính của Vũng Tàu đều đổ ra đây.

Đam mêm du lịch và trải nghiệm khám phá cuộc sống.