KHÁM PHÁ BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM
Bảo tàng còn lưu lại nhiều giá trị văn hóa lâu đời của người Chăm – Ảnh: sưu tầm
Bên trong trưng bày những tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi gần bảo tàng điêu khắc Chăm
Bảo tàng trưng bày các tác phẩm điêu khắc của dân tộc Chăm, những người sinh sống tại miền Trung từ năm 192 tới năm 1835. Bảo tàng được xây dựng bởi người Pháp với nét kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của văn hóa Chăm. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí đều được thể hiện rõ trong các ngôi đền hay tòa tháp ở khắp khu vực miền trung và những công trình này đều ra đời trong khoảng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 17. Bảo tàng có khoảng 300 tác phẩm điêu khắc khác nhau được trưng bày phía trong và ngoài tòa nhà chính. Giá vé vào thăm bảo tàng là 30.000 đồng.
THAM NHÀ THỜ LỚN ĐÀ NẴNG (NHÀ THỜ CON GÀ)
Nhà thờ Lớn nơi thăm quan và chụp ảnh ưa thích của du khách – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Đà Nẵng
Nằm trên đường Trần Phú, trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nhà thờ Lớn được xây dựng từ năm 1923 để phục vụ cho những tín đồ công giáo người Pháp cư trú tại Việt Nam khoảng thời gian đó. Người dân địa phương vẫn quen gọi nhà thờ Lớn với tên nhà thờ Con Gà vì trên nóc nhà thờ có biểu tượng con gà màu xám làm bằng hợp kim nhẹ rỗng. Với lối kiến trúc theo kiểu Gothic, đặc trưng là những đường nét cao vút và những vòng cửa quả trám, nhà thờ Lớn Đà Nẵng là một địa điểm thú vị để du khách thăm quan, chụp ảnh.
ĐI LỄ CHÙA PHÁP LÂM
Chùa Pháp Lâm uy nghi lễ Phật – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng
Đến lễ hội Phật đản đông đúc – Ảnh: sưu tầm
Xemt thêm: Khách sạn giá tốt gần chùa Pháp Lâm
Nét thiết kế nổi bật nhất, đại diện cho văn hóa và lịch sử Đà Nẵng nằm ở kiến trúc các tòa nhà, đặc biệt là những ngôi chùa ở đây. Trong đó, chùa Pháp Lâm lớn nhất thành phố Đà Nẵng là địa điểm bạn nên đến để cảm nhận kiến trúc độc đáo và cầu mong những điểu tốt đẹp cho gia đình, người thân. Ngôi chùa mang lối kiến trúc hoàn toàn Á đông do kiến trúc sư nổi tiếng Đặng Cao Đệ vẽ kiểu. Chánh điện được bố trí trang nghiêm. Tượng Đức Bổn Sư ngồi cao 1,10 m và hai tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí được đúc bằng đồng. Chùa mở cửa đón tiếp du khách từ 5h đến 11h30 và từ 13h đến 21h30.
LEO NÚI NGŨ HÀNH SƠN
Ngọn núi sừng sững mang tên Ngũ Hành Sơn – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn núi nằm ở phía tây nam của Đà Nẵng, trên đường đi Hội An. Vua Minh Mạng đã đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sâu trong những ngọn núi này đều có các ngôi đền, thậm chí cả chùa được chạm khắc công phu. Tuy nhiên, núi Thủy Sơn (hay còn gọi là núi Tam Thai) là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất nên thường được nhiều người leo lên đỉnh nhất. Đến đây, bạn có thể khám phá những hang động, những ngôi đền, đường hầm hay đơn giản chỉ đứng trên đỉnh núi để phóng tầm mắt ra xa và cảm nhận vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng.
Kinhnghiemditour.vn – Nguồn: Ngôi Sao
Leave a Reply
View Comments